Vụ cắt xén bữa ăn của học sinh dân tộc ở Lào Cai: Hiệu trưởng xin từ chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổ kiểm tra xác định thông tin bữa ăn của học sinh bị cắt xén là có cơ sở; các phụ huynh cũng không nhận được tiền hỗ trợ học tập cho học sinh và tiền ăn còn thừa của các em theo quy định.
Ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (huyện Bắc Hà) tại cuộc làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai ngày 17/12. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (huyện Bắc Hà) tại cuộc làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai ngày 17/12. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)

Báo cáo ngày 22/12/2023 của Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai về kết quả kiểm tra, xác minh sơ bộ các nội dung liên quan đến phản ánh của Đài Truyền hình Việt Nam về bữa ăn của học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, xã Hoàng Thu Phố cho biết Hiệu trưởng của trường này đã xin từ chức.

Tổ kiểm tra, xác minh của huyện Bắc Hà xác định thông tin bữa ăn của học sinh bán trú trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 có dấu hiệu bị cắt xén là có cơ sở.

Tiến hành hồ sơ chứng từ kế toán, Tổ kiểm tra, xác minh đã ghi nhận không có danh sách chi trả tiền ăn thừa cho học sinh. Nhiều hồ sơ nhập, xuất, công khai chưa được Hiệu trưởng nhà trường ký nhận. Nhiều bảng kê giao nhận, xuất hàng hóa, ngày/người nhận thực phẩm chưa được Hiệu trưởng ký.

Phiếu chi tiền mặt không có số, không có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người nhận tiền. Bảng nhập mua thực phẩm hàng ngày không khớp với bảng tổng hợp nhập thực phẩm của tháng...

Đối với việc tổ chức quản lý học sinh bán trú, tại thời điểm xác minh, nhà trường không cung cấp được Quyết định thành lập, Quyết định phân công nhiệm vụ của Tổ Quản lý bán trú theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 03/2023/TTBGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú.

Quy trình mua và giao nhận thực phẩm của trường không được thực hiện đúng trình tự quy định.

Hằng ngày, nhà trường phân công một giáo viên vận chuyển thực phẩm từ cơ sở cung cấp về nhập kho, người nhận không kiểm tra khối lượng và chất lượng hàng hóa, không ký bất kỳ sổ sách nào.

Khi vận chuyển thực phẩm về nhập kho, việc giao nhận không thực hiện như kiểm tra khối lượng, chất lượng và ký sổ sách; quy trình xuất kho không thực hiện ghi chép sổ sách, số lượng, định mức.

Đặc biệt, qua xác minh tại một cơ sở có hợp đồng cung cấp thực phẩm cho nhà trường, chủ cơ sở này xác nhận đã được nhà trường thanh toán (bằng tiền mặt) 100% giá trị theo hợp đồng tháng Chín, tháng Mười. Tuy nhiên, chủ cơ sở cho biết, số lượng thực phẩm giao thực tế và số tiền thanh toán thực tế có chênh lệch.

Kết quả kiểm tra xác minh phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, số liệu tại Kho bạc Nhà nước chi nhánh huyện Bắc Hà cho thấy, nhà trường chưa rút tiền tại Kho bạc, chưa thực hiện các thủ tục chi trả tại Kho bạc Nhà nước.

Báo cáo kết quả kiểm tra cho biết ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhà trường xác nhận đã thỏa thuận với phụ huynh học sinh tại cuộc họp đầu năm của Hội đồng nhà trường và được các phụ huynh nhất trí như sau: "Nhờ nhà trường liên hệ với đơn vị cung ứng để mua bổ sung sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh. Nhà trường đã mua nợ chưa thanh toán một số sách giáo khoa cho học sinh. Nhà trường mua sách giáo khoa mới cho học sinh khối lớp 4. Các khối lớp 1, 2, 3, 5 còn lại, nhà trường mua bổ sung một số sách mới để thay thế sách đã bị cũ, hỏng."

"Tuy nhiên, nội dung này chưa xác minh được số lượng cụ thể. Như vậy, có thể khẳng định, thông tin các phụ huynh không nhận được tiền hỗ trợ học tập cho học sinh là có cơ sở," Báo cáo kết quả kiểm tra nêu rõ.

Theo Báo cáo này, đối với tiền ăn còn thừa của học sinh, ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu, Công đoàn nhà trường có xác nhận là đã thỏa thuận với phụ huynh học sinh tại cuộc họp đầu năm của Hội đồng nhà trường và được các phụ huynh nhất trí như sau: "Nhờ nhà trường dùng số tiền này để mua đồ dùng sinh hoạt cá nhân cho học sinh bán trú."

"Như vậy, có thể khẳng định, thông tin phụ huynh của học sinh bán trú không nhận được tiền ăn còn thừa là có cơ sở," Báo cáo khẳng định.

Ngày 21/12/2023, Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Hà đã nhận được đơn xin từ chức của ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 với lý do ông Hà tự nhận trách nhiệm bản thân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, dẫn đến dư luận không tốt trong xã hội.

Những ngày qua, báo chí phản ánh về tình trạng bữa ăn bán trú không đảm bảo chất lượng, có dấu hiệu bớt xén của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, thuộc huyện Bắc Hà.

Liên quan đến nội dung này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai đã giao Ủy ban Nhân dân huyện Bắc Hà chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh nêu trên, nghiêm túc xử lý vi phạm đối với tập thể, cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát việc tổ chức các bữa ăn cho học sinh bán trú, nội trú và việc thực hiện các chế độ chính sách khác đối với học sinh tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị giáo dục và quy định về đạo đức nhà giáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục; tích cực xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện...

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

Gia Lai phấn đấu 90% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 vào năm 2030

(GLO)- Ngày 3-12, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch số 281-KH/TU ngày 11-10-2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5-1-2024 của Bộ Chính trị về công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2025-2030.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.