Virus "viêm phổi lạ" ở Trung Quốc đã xâm nhập các nước láng giềng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhật Bản và Thái Lan đã xác nhận có bệnh nhân nhiễm "viêm phổi lạ" – tức chủng coronavirus mới vừa được xác định ở Trung Quốc.
Ngày 16-1, Bộ Y tế, Lao Động và Phúc lợi của Nhật Bản vừa xác nhận một bệnh nhân 30 tuổi, là cư dân quận Kanagawa đã nhiễm chủng coronavirus mới, tạo ra dạng "viêm phổi lạ" giống như SARS đã được phát hiện trước đó ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc). Trước đó, bệnh nhân này đã đến Vũ Hán và trở về Nhật vào ngày 3-1. Sau đó, anh ta bắt đầu bị sốt.
 
Chợ hải sản ở Vũ Hán, ổ dịch đầu tiên - ảnh: Kyodo
Trước đó, một trường hợp nhiễm chủng coronavirus mới khác đã được xác nhận ở Thái Lan. Người này là nữ du khách từ Trung Quốc đến thủ đô Bangkok vào ngày 8-1.
Chủng coronavirus nói trên có tên chính thức là 2019-nCoV, tuy có nhiều điểm tương đồng và cấu trúc di truyền giống đến 70% loại coronavirus gây ra SARS (Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng) nhưng khả năng lây lan có vẻ kém hơn. Tuy nhiên, với 2 trường hợp virus "vượt biên giới" nói trên, nguy cơ nó lan rộng và đe dọa ít nhất là thành phố Vũ Hán với hơn 11 triệu dân là có thật.
Bình luận về vấn đề, ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh truyền nhiễm ở Đại học Minnesota (Mỹ) cho rằng đó không phải điều bất ngờ.
Trước đó, ổ dịch được cho là bắt nguồn gần 3 tuần trước từ một chợ hải sản vở Vũ Hán và nhanh chóng lan rộng, khiến hàng chục người nhập viện, 1 người tử vong.
Vào cuối tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố chính thức về căn bệnh do coronavirus mới này. Chiều 10-1, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phát đi thông báo đến các cơ sở y tế và các cơ quan chức năng trên khắp đất nước về dạng "viêm phổi lạ" này. Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp giám sát, ngăn ngừa.
Sáng 15-1, 2 hành khách Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng đã được các cơ quan chức năng giữ lại và cách ly vì có các triệu chứng nghi là viêm phổi cấp. Hiện các mẫu bệnh phẩm đã được gửi đi xét nghiệm tại Viện Pasteur Nha Trang.
A. Thư (NLĐO/Theo The Straits Times, Japan Times)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.