Virus gây bệnh Covid-19 có thể gây viêm não tương tự bệnh Parkinson

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia cho thấy protein đột biến của virus SARS-CoV-2 đủ để tạo ra và kích hoạt quá trình viêm nhiễm, có thể tiêu diệt tế bào thần kinh liên tục và kéo dài.
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy các phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy các phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Virus gây bệnh COVID-19 có thể kích hoạt phản ứng viêm trong não giống như bệnh Parkinson, gây nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai đối với các tình trạng thoái hóa thần kinh.
Đây là kết quả một nghiên cứu mới do trường Đại học Queensland của Australia thực hiện.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature's Molecular Psychiatry, protein đột biến của virus gây bệnh COVID-19 đủ để tạo ra và kích hoạt quá trình viêm nhiễm, có thể bắt đầu một quá trình tiêu diệt tế bào thần kinh liên tục và kéo dài.
Giáo sư dược Trent Woodruff thuộc trường Đại học Queensland - một trong những đồng tác giả của nghiên cứu trên - cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu tác động của virus đối với các tế bào miễn dịch của não - có tên khoa học là 'microglia' - là những tế bào quan trọng liên quan đến quá trình phát triển của các bệnh về não như Parkinson và Alzheimer."
Sử dụng máu của người hiến tặng, các nhà nghiên cứu đã nuôi cấy microglia trong phòng thí nghiệm và gây nhiễm virus SARS-CoV-2 đối với các tế bào này. Sau đó, họ phát hiện ra rằng các tế bào viêm tấy, kích hoạt phản ứng viêm nhiễm theo cùng cách thức mà các protein kích hoạt bệnh Parkinson và Alzheimer.
Theo Giáo sư Woodruff, phát hiện trên cho thấy nếu một người đã có chiều hướng mắc bệnh Parkinson, việc mắc COVID-19 có thể giống như "thêm dầu vào lửa."
Giáo sư Woodruff cho biết ông cùng các cộng sự đang tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về những biến thể khác nhau của protein gai trên microglia vì cho rằng "một số biến thể xuất hiện mới hơn có thể gây phản ứng mạnh hơn."
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng theo đuổi đánh giá những tác động lâu dài của việc mắc COVID-19 đối với não bộ của người. Theo đó, họ sẽ gây nhiễm virus ở chuột, để chúng phục hồi, sau đó theo dõi các biểu hiện vận động và nhận thức của chúng khi về già.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu có thể gây bệnh Parkinson ở chuột thí nghiệm để theo dõi xem bệnh này có nghiêm trọng hơn hay không sau khi chúng mắc COVID-19 và đã phục hồi.
Theo Thanh Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

Nhiều người thường ngày không để ý đến sức khỏe thận và chỉ bắt đầu quan tâm khi thận phát tín hiệu báo động. Đó là lúc thận xuất hiện triệu chứng do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, suy thận.

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

Gia Lai: Gần 420 triệu đồng ủng hộ xây Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân

(GLO)- Tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai, qua hơn 2 tháng kêu gọi vận động đóng góp kinh phí xây dựng Khu vực phòng chờ cho người nhà bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc-Thận nhân tạo, bệnh viện đã nhận được gần 420 triệu đồng từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân ủng hộ.

null