Virus corona: Xem xét khả năng lây nhiễm qua tử cung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng còn quá sớm khi kết luận virus corona lây nhiễm theo chiều dọc từ mẹ sang con.
Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán hôm 5-2 xác nhận hai trường hợp viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV) ở trẻ sơ sinh, trong đó nhỏ nhất là trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính với axit nucleic chỉ 30 giờ sau khi sinh.
Ông Đồng Di Cương, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Đời sống thuộc trường ĐH Hóa công Bắc Kinh, nói rằng về mặt lý thuyết có thể có khả năng đó. Nếu thực như thế thì việc phòng ngừa ở phụ nữ mang thai khá khó khăn.
Theo ông Đồng, có một cách có thể để ngăn chặn virus trong khi sinh, chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng virus. Do cơ thể của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh, chưa kể hiện chưa có nhiều dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, nếu sử dụng thuốc, cần phải rất cẩn thận, đặc biệt là về liều lượng.
Phó giáo sư Cao Sơn của trường ĐH Nam Khai cho rằng cần xác định xem có thực là lây nhiễm dọc hay không, không loại trừ khả năng mẹ truyền bệnh cho con qua đường hô hấp.
 
Em bé sơ sinh nhiễm virus Corona nCoV đang được chăm sóc trong lồng kính. Ảnh: TWITTER
Nếu một phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, nó có thể đe dọa thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ. Có ba cách lây truyền. Một là lây truyền mầm bệnh sang thai nhi qua nhau thai, thứ hai truyền bệnh cho trẻ trong quá trình sinh con, thứ ba là nhiễm trùng sữa mẹ sau khi sinh.
Phó giáo sư Cao Sơn nói rằng dây rốn là sự kết nối sinh mệnh quan trọng giữa bé và mẹ, đến nay chưa có bài báo nào trong các tạp chí học thuật hay tài liệu nào xác nhận lây nhiễm virus corona qua đường máu.
Nhà dịch tễ Stephen Morse của trường ĐH Y tế công cộng Columbia khẳng định trên tờ Business Insider rằng việc lây nhiễm qua tử cung là không thể xảy ra. Ông Stephen Morse cho rằng: "Có vẻ như em bé nhiễm virus trong môi trường bệnh viện, các nhân viên y tế cũng nhiễm bệnh theo cách tương tự từ các bệnh nhân họ đang điều trị" và rằng "hoàn toàn có khả năng em bé lây nhiễm theo cách rất thông thường do hít phải các giọt bắn chứa virus từ cơn ho của mẹ".
Không có bằng chứng nào cho thấy 2 chủng virus Corona khác đã từng bùng phát là SARS và MERS xảy ra lây truyền dọc từ mẹ sang con. Ông Stephen Morse cho rằng em bé sơ sinh nhiễm virus nCoV đã nhiễm bệnh không phải ở tử cung mà do phơi nhiễm từ lúc được sinh ra bởi nCoV là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và không lây từ người sang người qua đường máu mà qua đờm và nước bọt.
"Đối với một loại virus đường hô hấp, nó khá là bất thường" - Nancy Messonnier, giám đốc Trung tâm quốc gia về tiêm chủng và bệnh lây nhiễm (NCIRD) thuộc Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), nói về khả năng lây truyền bệnh trong tử cung. Bà nói: "Đây thực sự là báo cáo đầu tiên chúng tôi được biết đến".
Hiện tình trạng bệnh nhi có dấu hiệu ổn định. Tờ Nhân dân nhật báo đăng 1 bức ảnh cho thấy em bé sơ sinh nhiễm virus nCoV đang được chăm sóc trong lồng kính. Tân Hoa Xã đưa tin về một trường hợp sản phụ nhiễm virus Corona khác đã sinh con hoàn toàn khoẻ mạnh tại tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 3-2.
Bác sĩ Trương Thành Cường thuộc Bệnh viện sản ĐH Phục Đán cho biết trẻ sơ sinh dễ bị suy giảm miễn dịch. Hơn nữa, thể tích phổi của trẻ rất nhỏ, cho nên trẻ dưới 3 tuổi không nên đeo khẩu trang.
H.Bình (NLĐO/Theo Sina, Business Insider)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.