Virus Corona gây dịch COVID-19 có đột biến gien giống virus HIV

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19 có đột biến về gien giống virus HIV, tức khả năng bám vào tế bào con người có thể mạnh gấp 1.000 lần so với virus gây SARS, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc.
 
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết SARS-CoV-2 có thể có đột biến gien giống virus HIV hơn là virus Corona gây SARS. Ảnh: AFP
Phát hiện này có thể giúp giải thích không chỉ sự lây nhiễm của SARS-CoV-2 diễn ra như thế nào, mà còn virus Corona này đến từ đâu và cách tốt nhất để chống lại nó, theo tờ South China Morning Post ngày 27.2.
Các nhà khoa học cho biết virus Corona gây SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) xâm nhập vào cơ thể người bằng cách bám vào một protein thụ thể gọi là ACE2 trên màng tế bào. Và một số nghiên cứu ban đầu cho thấy SARS-CoV-2, chia sẻ khoảng 80% cấu trúc gien của virus gây SARS, có thể đi theo một con đường tương tự.
Nhưng protein ACE2 không tồn tại với số lượng lớn ở những người khỏe mạnh và điều này phần nào giúp hạn chế quy mô bùng phát dịch SARS trong giai đoạn 2002-2003, với khoảng 8.000 người trên thế giới mắc bệnh.
Các loại virus rất dễ lây lan khác, bao gồm cả HIV và Ebola, nhắm đến một loại enzyme có tên là furin, hoạt động như một chất kích hoạt protein trong cơ thể người.
Khi xem xét trình tự bộ gien của virus Corona, giáo sư Ruan Jishou và nhóm của ông tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân (Trung Quốc) tìm thấy một phần các gien đột biến không tồn tại ở virus Corona gây SARS, nhưng tương tự như các gien được tìm thấy ở các virus HIV và Ebola.
“Phát hiện này cho thấy SARS-CoV-2 có thể khác biệt đáng kể so với virus Corona gây SARS trong con đường lây nhiễm”, các nhà khoa học cho biết trong một bài báo công bố trên diễn đàn nghiên cứu khoa học Chinaxiv.org của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Trong một nghiên cứu sau đó, giáo sư Li Hua cùng các cộng sự từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, xác nhận phát hiện của giáo sư Ruan.
Sự đột biến về gien kể trên không thể tìm thấy ở các virus gây SARS, hoặc Bat-CoVRaTG13, một loại virus Corona ở dơi được coi là nguồn gốc của SARS-CoV-2 với 96% tương tự về gien. Đây có thể là “lý do tại sao SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn các virus Corona khác”, giáo sư Li đã viết trong một bài báo phát hành trên Chinarxiv.
Trong khi đó, một nghiên cứu của nhà khoa học người Pháp Etienne Decroly tại Đại học Aix-Marseille, được công bố trên chuyên san khoa học Antirus Research vào ngày 10.2, cũng tìm thấy một sự đột biến về gien ở SARS-CoV-2 không có trong các virus Corona khác.
Danh Toại (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.