Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đại diện Bộ Công thương đánh giá, thương mại điện tử (TMĐT) ở nước ta đã phát triển thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ tiêu thụ lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch.
TMĐT đang bùng nổ ở Việt Nam
TMĐT đang bùng nổ ở Việt Nam

Chia sẻ thông tin tại cuộc gặp gỡ các cơ quan báo chí cuối năm, tổ chức chiều 18-1 ở Hà Nội, đại diện Bộ Công thương cho biết, hoạt động thương mại trong nước năm 2023 đã khai thác rất hiệu quả sức mua của thị trường, đạt mức tăng trưởng vượt trội so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tăng trưởng tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8-9%). Nguồn cung hàng hóa trong nước dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, giá cả tương đối ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường…

Đại diện Bộ Công thương cũng cho biết, bên cạnh kênh tiêu thụ truyền thống là chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích... thì năm 2023, TMĐT ở nước ta đã phát triển thành kênh phân phối quan trọng, hỗ trợ tiêu thụ lượng lớn nông sản, thực phẩm cho người nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch.

Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng TMĐT. Năm 2023, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam ước đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25%, được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

(GLO)- Cùng với mở rộng hệ thống phân phối truyền thống, việc phát triển các kênh bán hàng trực tuyến đang là giải pháp chiến lược nhằm mở rộng không gian tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đây cũng là nền tảng thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa địa phương.