Việt Nam nhập khí đốt hóa lỏng của Malaysia tăng đột biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi hơn 344,7 triệu USD để nhập khẩu 503,1 tấn khí đốt hóa lỏng từ các thị trường, tăng 30,2% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tháng 2 nhập khẩu từ Malaysia tăng đột biến hơn 1.200%.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2-2024, Việt Nam nhập khẩu 214.064 tấn khí đốt hóa lỏng (LPG), tương đương hơn 143,9 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với tháng trước đó.

2 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 344,7 triệu USD nhập khí đốt hóa lỏng

2 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 344,7 triệu USD nhập khí đốt hóa lỏng

Lũy kế 2 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi hơn 344,7 triệu USD để nhập khẩu 503,1 tấn khí đốt hóa lỏng từ các thị trường, tăng 30,2% về lượng và tăng 22,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình trong 2 tháng đầu năm đạt 685 USD/tấn, giảm hơn 6,5% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường, Qatar là thị trường nhập khẩu lớn nhất, tiếp đến là Ả Rập Xê Út và Malaysia. Trong đó, Malaysia đang là thị trường đẩy mạnh xuất khẩu LPG vào Việt Nam với giá rẻ hơn các nước khác.

Cụ thể, trong tháng 2, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Malaysia 63.686 tấn LPG, kim ngạch đạt 42,6 triệu USD, tăng đột biến 1.243% về lượng và tăng 941% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 2 tháng, Việt Nam chi hơn 60 triệu USD để nhập khẩu 87.100 tấn LPG từ Malaysia, tăng tới 616% về lượng và tăng 523% về giá trị, chiếm tỷ trọng hơn 17% cả về lượng và kim ngạch nhập khẩu. Giá nhập khẩu bình quân từ Malaysia hiện khoảng 689 USD/tấn, giảm gần 13% so với cùng kỳ năm 2023 (xem bảng).

Hiện nguồn cung gas nội địa của Việt Nam chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị ảnh hưởng bởi giá gas thế giới.

LPG ở Việt Nam chủ yếu được phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh... chứ chưa sử dụng trong công nghệ hóa dầu và các ứng dụng khác.

Có thể bạn quan tâm

Tất cả cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử. Ảnh: S.C

Tăng cường kiểm tra hóa đơn điện tử trong kinh doanh bán lẻ xăng dầu

(GLO)- L.T.S: Gia Lai được xếp vào nhóm 20 địa phương hoàn thành sớm mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, P.V Báo Gia Lai phỏng vấn ông Trần Quang Thành-Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XIV.

Các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh được hỗ trợ tham gia nhiều chương trình xúc tiến thương mại. Ảnh: V.T

Mở rộng thị trường cho sản phẩm chủ lực

(GLO)- Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực, năm 2025, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai tập trung triển khai chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) thị trường trong nước qua việc tổ chức và tham gia nhiều hội chợ triển lãm, phiên chợ, kết nối cung cầu, kết nối giao thương.

Chị Lê Thị Thúy Nga (tổ 1, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) tranh thủ mua sắm trong giờ nghỉ trưa. Ảnh: T.N

Săn sale dịp Tết

(GLO)- Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, nhiều người tiêu dùng có thói quen “săn sale” bởi đây là cách tiết kiệm hiệu quả cả về chi phí lẫn thời gian, nhất là vào những dịp lễ, Tết.

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Mật ong Phương Di đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

(GLO)- Ngày 17-1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam ký Quyết định số 377/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia đợt III-2024.