Vị thuốc hay từ quả đu đủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đu đủ là loại trái cây đứng đầu trong danh mục những trái cây có lợi cho sức khỏe bởi đu đủ không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng giàu vitamin, mà còn là vị thuốc tốt giúp cơ thể phòng chống được nhiều bệnh thường gặp.
 

 

Đu đủ có thể coi là “thần dược”, bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng Mất ngủ, hay hồi hộp, Đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính…

Một số bài thuốc:

- Ngăn ngừa đông máu: Nếu bạn dùng thuốc tránh thai và hút thuốc thì sẽ tăng nguy cơ các cục máu đông hình thành trong động mạch. Để ngăn chặn chứng bệnh này, bỏ hút thuốc là việc đầu tiên bạn phải làm, mặt khác hãy ăn thêm nhiều đu đủ bởi nó có chứa fibrin (một loại enzyme được tìm thấy trong đu đủ) có thể giúp ngăn ngừa các cục máu đông.

- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

- Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

- Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

- Trị ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3-5 ngày.

- Chứng tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ xanh 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, các thứ rửa sạch đem nấu cháo ăn trong ngày.

- Hỗ trợ điều trị ung thư: Papain một trong những enzyme có trong đu đủ, được đưa vào thành phần hỗ trợ điều trị ung thư, đặc biệt khi bệnh nhân bị lở miệng hoặc khó nuốt sau thời gian hóa trị. Hơn nữa, nó cũng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Do đó hãy bổ sung đu đủ vào khẩu phần ăn, nó sẽ hỗ trợ bạn chống lại ung thư.

- Tạo sữa cho bà mẹ đang nuôi con bú: Một quả đu đủ non hầm với một cái móng giò, ăn vào các bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh vì dễ gây sẩy thai.

Theo SKĐS

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.