'Vắt' khe tìm nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nắng hạn kéo dài, nước khe khô kiệt, các thầy cô phải thay nhau xách từng can nước từ rất xa về để dội bồn cầu cho học sinh. Cuối cùng, họ đã nghĩ ra cách chưa từng làm: đào giếng giữa lòng khe để... tìm nước
Khung cảnh đào giếng khẩn trương ẢNH: NGÔ MẬU TÌNH
Khung cảnh đào giếng khẩn trương ẢNH: NGÔ MẬU TÌNH

Chuyện “lạ” này xảy ra ở Trường phổ thông dân tộc bán trú, tiểu học và trung học cơ sở Lâm Thủy (gọi tắt Trường Lâm Thủy) ở xã Lâm Thủy, H.Lệ Thủy (Quảng Bình), nơi có hơn 400 học sinh thì hết một nửa là bán trú.

Suối cạn
Bắt đầu từ tháng 4, nước các con suối ở bản Xà Khía, nguồn nước cung cấp cho Trường Lâm Thủy đã cạn kiệt. Chưa bao giờ hạn hán đến sớm và kéo dài như năm nay. Mặt đường oằn cong, bong tróc từng lớp tạo thành những làn bụi mờ mịt mỗi khi có xe đi ngang. Các đường nước dẫn về trường tắc nghẹn. Suối khe trơ đáy làm lộ ra những lớp đá cuội chơ vơ rát bỏng.
 
Các thầy cô giáo trực tiếp đào giếng chứ không thuê thợ
Các thầy cô giáo trực tiếp đào giếng chứ không thuê thợ
“Chưa năm nào nắng như năm ni”, bà con sống lâu năm ở đây than thở. Ở các bản thuộc xã Lâm Thủy, bà con Bru - Vân Kiều phải dùng can nhựa đi lấy nước cho việc ăn uống, sử dụng nước dè xẻn như chi tiêu hằng ngày. Đời sống đã khó khăn, thiếu thốn mọi bề, chỉ có nước là chảy suốt ngày đêm. Nhưng giờ đây, nước “quý” như gạo.
Ông Hoàng Kim, Bí thư Đảng ủy xã, trầm ngâm: “Con khe Vàng bản Xà Khía mấy chục năm nay nước đầy ăm ắp. Năm nay, lần đầu tiên trong đời già nhìn thấy, mấy bụi cây rì rì chết cháy giữa lòng khe. Có lẽ, ông trời không ưng cái bụng nên đá ở khe cũng xám đen. Mà cũng lạ, từ khi những cây lim, cây dạ, cây táu, cây huệng… bị chặt hạ, nước khe hình như ngày càng ít đi. Đá ngày càng lô nhô nhiều hơn”.
Ở Lâm Thủy không chỉ riêng khe Vàng, 9 con khe vào bản Bạch Đàn nước cũng đã cạn. Rồi khe Zin, khe Tăng Ký giờ trơ sỏi đá... Các quả núi chưa kịp xanh vì cây chưa kịp tốt sau khi người ta đã khai thác hàng chục héc ta rừng trồng.
Cũng như bao vùng núi khác, việc thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô vẫn thường xảy ra tại Lâm Thủy trong nhiều năm nay. Trong khó khăn, bà con dân bản đã tìm cách dẫn nước từ thượng nguồn các con suối bằng việc tận dụng cao độ và áp lực của nước. Nhưng năm nay, nguồn nước cung cấp cho toàn bản Xà Khía ở khe Già Miệt đã cạn kiệt từ tháng 3. Nguồn nước do các thầy cô giáo Trường Lâm Thủy khảo sát, thực hiện từ trường đến khe Zin khoảng 3 km trước đây cung cấp đủ cho hơn 200 học sinh bán trú và các hộ gia đình xung quanh nay cũng cạn. “Cũng lạ thầy giáo ạ, trời nắng thế này mà hoa lau vẫn còn nở. Lau tàn rất chậm. Nước thì hết rồi. Không biết các thầy cô giáo làm cách nào để đảm bảo cho hơn 200 học sinh và khu nội trú giáo viên đây”, ông Kim trăn trở.
Vét từng vũng nước đọng
Từ tháng 4, học sinh tựu trường trở lại sau mùa dịch Covid-19, các thầy cô Trường Lâm Thủy ngày nào cũng đi dẫn nước từ các con suối về cho khu nội trú. Vất vả lắm! Nhiều thầy da cháy đen nhưng thấy nước chảy về là cười như được mùa.
Mà cũng phải, sinh hoạt của hơn 200 học sinh tiểu học và THCS tại bán trú đâu phải đơn giản. Nước để tắm giặt, nước để vệ sinh cá nhân cần rất nhiều. Có hôm nước bị tắc, thầy cô giáo khu nội trú phải đi chở từng can nước để dội nhà cầu cho học sinh. Thương các em bố mẹ đi làm suốt tháng trên rừng, không có cái mũ để đội đầu, không có cái áo để mặc, đôi dép để đi nên các thầy cô đối xử với các em như con của mình.
Tình yêu nơi biên giới là vậy. Bé nhỏ trong mỗi công việc nhưng thấm đẫm tình thương.
Sang tháng 5, nước bắt đầu cạn, thầy cô hướng dẫn học sinh ra khe Vàng để tắm giặt. Các vũng nước đọng lại trên những triền đá như trêu ngươi, nhưng rồi nó cũng cạn dần.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Hiển, hiệu trưởng, tranh thủ ý kiến góp ý của các thầy đi trước rồi bàn bạc với anh em trong Hội đồng sư phạm, đi đến một quyết định chưa từng có: đào giếng giữa lòng khe.
Nguồn mạch của tình yêu
Bí thư Kim dẫn chúng tôi ra suối, chọn chỗ đất trũng, ít đá lộ thiên có nước ri rỉ chảy rồi bảo: “Chắc dưới này có mạch chứ không phải là nước thấm bên ngoài vào”. Thế là mọi người chia công việc ra làm. Người thì liên lạc chở bi giếng dưới xuôi lên, người đi mượn dụng cụ đào lòng suối. Người bắc lại hệ thống dây điện để đảm bảo an toàn. Người thì phụ trách mảng máy bơm nước, phải tính toán sao cho phù hợp với đường dẫn 500 m, độ cao 200 m. Rồi đến công đoạn đưa 3 bi giếng xuống suối để làm thành giếng nước. Nhiều lắm những vất vả tưởng chừng không thể làm được…
Nhưng chúng tôi đào trúng mạch nước ngầm. Nước trong veo phun lên thẳng đứng trong tiếng hò reo sung sướng của mọi người.
Đào giếng giữa lòng suối là câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Ba bi giếng nước đầy ắp. Trong nước có cả những giọt mồ hôi của các thầy Trường Lâm Thủy.
Vậy là, học sinh và giáo viên ở nội trú trong mùa hè nắng lửa này đã có nước. Sáng kiến sẽ còn được áp dụng trong nhiều năm nữa khi rừng ngày một cạn kiệt và khí hậu biến đổi khôn lường.
Giờ chúng tôi tính toán việc chống trôi các bi giếng khi mùa mưa lũ đến, khi mà những con suối dâng cao, gầm thét vì nhớ rừng.
Đó không chỉ là giếng nước, đó là tình thầy trò, nguồn mạch của tình yêu.
Con khe Vàng bản Xà Khía mấy chục năm nay nước đầy ăm ắp. Năm nay, lần đầu tiên trong đời già nhìn thấy, mấy bụi cây rì rì chết cháy giữa lòng khe.
Có lẽ, ông trời không ưng cái bụng nên đá ở khe cũng xám đen. Mà cũng lạ, từ khi những cây lim, cây dạ, cây táu, cây huệng… bị chặt hạ, nước khe hình như ngày càng ít đi. Đá ngày càng lô nhô nhiều hơn
Ông Hoàng Kim, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình
Theo Ngô Mậu Tình (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.