Vào rừng cắt đót mưu sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm nào cũng vậy, cứ cuối tháng 11 Âm lịch, nhiều người dân ở xã Hải Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) lại sắp xếp hành trang vào rừng cắt đót mang về bán kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Hơn 6 giờ, vợ chồng anh Dưng (làng Kông Hiot, xã Hải Yang) cùng người dân trong làng bắt đầu hành trình lên rừng cắt đót. Những chiếc xe máy trườn lên từng con dốc, gần trưa mới đến được khu vực có cây đót. Đàn ông thì leo lên đỉnh núi để cắt, còn phụ nữ thì cắt những đám đót mọc ven hai bên đường.
Anh Dưng bộc bạch: “Mùa này, cả làng chia nhau từng tốp vào rừng để tìm đót. Thời điểm này, cây đót bắt đầu trổ bông nên giá bán được cao chứ hết tháng Giêng thì cây trổ bông rộ nên giá thấp. Trung bình mỗi ngày, một người cắt được từ 35 kg đến 40 kg đót. Nếu may mắn gặp được khu vực nhiều đót thì cắt hơn nửa tạ. Mới đầu mùa đót nên chúng tôi bán từ 5.500 đồng đến 6.000 đồng/kg. Mỗi ngày, vợ chồng tôi cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng".
Theo những người dân gắn bó nhiều năm với nghề này, tầm đầu tháng Chạp là cây đót bắt đầu trổ bông và kéo dài đến hết tháng Giêng năm sau. Dù chỉ khoảng 2 tháng nhưng loại cây này giúp bà con có được khoản thu nhập trong lúc nông nhàn.
Hơn 10 năm gắn bó với cây đót giúp cuộc sống của gia đình chị Đinh Thị Thai (thôn 4, xã Hải Yang) ổn định hơn. Vài năm đầu theo người dân trong làng đi cắt đót về bán, đến nay, chị đã trở thành người thu mua đót.
“Diện tích đót năm nay giảm nhiều do một số vùng người dân phá bỏ để trồng keo. Vì vậy, muốn tìm được nhiều đót, bà con phải đi sâu vào rừng, trèo lên những vách đá cheo leo. Giá đót đầu mùa dao động từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng/kg. Chỉ có đót đầu mùa là đẹp, vừa đủ độ dẻo dai, dày lá bẹ, còn cuối mùa thì cây trổ bông rộ, rụng cám nhiều khiến cây mất ký”-chị Thai cho hay.
Anh Dưng (làng Kông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) chuẩn bị chở đót về nhà. Ảnh: Hà Phương
Anh Dưng (làng Kông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) chuẩn bị chở đót về nhà. Ảnh: Hà Phương
Trời nhá nhem tối nhưng thỉnh thoảng vẫn còn người đưa đót đến bán cho chị Thai. Lau vội những giọt mồ hôi trên khuôn mặt rám nắng, chị Đinh Thị Liên (thôn 4, xã Hải Yang) nhanh tay khiêng 5 bó đót đặt lên bàn cân. Gần 50 kg, giá thu mua là 5.700 đồng/kg, hôm nay chị kiếm được gần 300.000 đồng. Chị Liên tâm sự: “Cả thôn tôi cứ đến mùa là rủ nhau lên rừng cắt đót về bán kiếm tiền”.
Theo chia sẻ của những người mưu sinh từ công việc này thì họ cũng phải đối diện với không ít khó khăn, nguy hiểm. Bởi lẽ, đường lên rừng gập ghềnh, lởm chởm đá, di chuyển bằng xe máy thì vất vả, còn đi bộ thì lâu hơn, lại không tìm được nhiều đót. Trong khi đó, một số khu vực, đót chỉ mọc trên cao hoặc bên sườn đồi, muốn cắt được đót phải men theo sườn núi rất nguy hiểm.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.