Vào mặt trận chống dịch - Kỳ 2: Những người lính 'xuyên cách ly'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày nào cũng vậy, Thanh leo từ tầng 1 lên tầng 5 đưa cơm đến tận phòng cho bà con và kiêm luôn nhiệm vụ xử lý rác thải y tế.
Chiến sĩ Phan Thành Long (trung đoàn 59) với chiếc máy khử trùng nặng chừng 15kg đeo sau lưng, hễ có người hay xe cộ mới vào đơn vị là phải thực thi nhiệm vụ khử trùng ngay - Ảnh: NAM TRẦN
Chiến sĩ Phan Thành Long (trung đoàn 59) với chiếc máy khử trùng nặng chừng 15kg đeo sau lưng, hễ có người hay xe cộ mới vào đơn vị là phải thực thi nhiệm vụ khử trùng ngay - Ảnh: NAM TRẦN
Sau 14 ngày, công dân Việt Nam về từ vùng dịch Hàn Quốc nhận chứng nhận hết thời hạn cách ly và trở về với gia đình. Những người lính ở thủ đô Hà Nội khi ấy có thể nghỉ ngơi hay xin phép đơn vị được về thăm nhà.
Làm từ đợt cách ly trước, mình quen công việc ở đây rồi nên đơn vị giao tiếp nhiệm vụ. Cũng mệt chứ nhưng có chỉ huy, có các anh động viên cùng nhau cố gắng, có khó mấy cũng vượt qua.
Chiến sĩ NGUYỄN VĂN THANH
Song họ hạ quyết tâm ở lại cùng đồng chí, đồng đội trực chiến "xuyên cách ly" giúp đỡ bà con vừa từ châu Âu trở về quê nhà.
Mong muốn ở lại
Hơn 20 ngày qua, thiếu úy Vương Thành Nam (24 tuổi, tiểu đoàn thông tin 610, Bộ tư lệnh Thủ đô) được tăng cường làm nhiệm vụ tại khu cách ly đặc biệt ở Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô - nơi được đồng đội ví von là "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Vừa hoàn thành nhiệm vụ giúp đỡ 752 công dân Việt trở về từ vùng dịch Hàn Quốc, từ ngày 13-3, Trường Quân sự nơi thiếu úy Nam đang làm nhiệm vụ tiếp tục đón 762 công dân Việt trở về quê nhà.
Hơn 20 ngày qua, thiếu úy Vương Thành Nam (24 tuổi, Tiểu đoàn thông tin 610, Bộ Tư lệnh Thủ đô) được tăng cường làm nhiệm vụ tại khu cách ly đặc biệt ở Trường Quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô - Ảnh: HÀ THANH
Hơn 20 ngày qua, thiếu úy Vương Thành Nam (24 tuổi, Tiểu đoàn thông tin 610, Bộ Tư lệnh Thủ đô) được tăng cường làm nhiệm vụ tại khu cách ly đặc biệt ở Trường Quân sự Bộ Tư lệnh thủ đô - Ảnh: HÀ THANH
"Sau bàn giao đợt 1, chúng tôi có một buổi tối để nghỉ ngơi thì sáng hôm sau phải nhận nhiệm vụ luôn. Anh em tại khu cách ly đặc biệt đồng lòng, mong muốn ở lại giúp nhân dân trong đợt cách ly thứ hai này" - thiếu úy Vương Thành Nam nhớ lại.
Khó khăn nhất là trong đợt thứ hai, số lượng công dân về nước nhiều hơn, đặc biệt đều trở về từ vùng dịch châu Âu đang bùng phát mạnh. Bà con về liên tục trong đêm, những ngày đầu anh em phải trực chiến trắng đêm để giúp đỡ bà con vận chuyển đồ đạc, bố trí nơi ăn chốn nghỉ cho họ. 
Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ của Trường Quân sự trực chiến từ trong ra ngoài, vất vả nhất phải kể đến tổ hậu cần sớm tối đảm đương nhiệm vụ nấu cơm nước đủ 3 bữa/ngày giúp bà con ăn uống đầy đủ, thoải mái tinh thần trong thời gian cách ly.
Động viên nhau cùng cố gắng
Thiếu úy Nam bận bộ đồ bảo hộ kín như bưng, hơn 20 ngày qua nhận nhiệm vụ chạy từ tầng nọ sang tầng kia đưa cơm cho bà con, vận chuyển nhu yếu phẩm cần thiết. Anh trải lòng ngày lạnh còn đỡ, chứ ngày nóng mồ hôi vã ra như tắm, chưa kể mùi thuốc sát trùng xộc thẳng vào mũi, da tay ai cũng bong tróc hết vì phải sát khuẩn liên tục.
Vậy mà chẳng nề hà khó khăn, những người lính trẻ nói đó là nhiệm vụ, phải gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. "Mấy ngày trước nắng nóng, mặc bộ này trèo lên trèo xuống vừa nóng vừa bí, nay vừa mưa vừa rét quần áo bảo hộ dính chặt vào người nhưng vì đảm bảo an toàn phải tuân thủ nghiêm ngặt" - thiếu úy Nam bộc bạch.
Cùng đảm nhiệm nhiệm vụ phục vụ, giúp đỡ bà con tại khu cách ly, chiến sĩ Nguyễn Văn Thanh (20 tuổi, tiểu đoàn thông tin 610) được chỉ huy, anh em đơn vị yêu mến, động viên rất nhiều trong quá trình làm nhiệm vụ. 
Ngày nào cũng vậy, Thanh leo từ tầng 1 lên tầng 5 đưa cơm đến tận phòng cho bà con và kiêm luôn nhiệm vụ xử lý rác thải y tế. 
Trong đợt thứ hai, 144 công dân Việt Nam trở về từ Anh, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan, Mỹ, Hà Lan… vừa về đến khu vực cách ly tại trung đoàn 59, sư đoàn bộ binh 301, Bộ tư lệnh Thủ đô.
Ở trung đoàn 59, bộ đôi chiến sĩ Nguyễn Nam Trường và Bùi Đức Thắng vừa tròn đôi mươi đảm nhiệm nhiệm vụ "xuyên cách ly", vận chuyển đồ ăn, xử lý rác thải trong khu vực cách ly đến nay vừa tròn 18 ngày.
Còn với chiến sĩ Phan Thành Long (20 tuổi, trung đoàn 59), nhiệm vụ nom khó nhằn hơn với chiếc máy khử trùng nặng chừng 15kg luôn đeo sau lưng. Những ngày đầu tiên mới tiếp nhận công dân, chiến sĩ Long căng mình túc trực từ ngoài cổng đơn vị với chiếc máy khử trùng nặng trịch, hễ có người hay xe cộ mới vào đơn vị là phải thực thi nhiệm vụ khử trùng ngay…
Nghe tin bà mất
Khó nhất với chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Thanh là trong lúc làm nhiệm vụ trực chiến phòng chống dịch COVID-19 thì hay tin bà nội mất. "Người yêu quý mất đi, tôi buồn lắm nhưng vì nhiệm vụ không thể về nên cố nén nỗi đau. Tôi mượn điện thoại chỉ huy để gọi về nhà, bố mẹ động viên thôi bà cũng già rồi, con cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Ở nhà có bố mẹ, có các chú lo được" - Thanh bộc bạch.
Theo HÀ THANH (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.