Văn nghệ sĩ "ra quân" chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 1. Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan-Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai vừa phát hành ca khúc “Nếu anh không về” (thơ Vũ Tuấn) để tri ân các bác sĩ, chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Ca khúc do ca sĩ Bùi Minh Hùng (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) thể hiện bằng chất giọng trầm ấm, phù hợp với nội dung, tinh thần bài hát. Bài hát lột tả được nỗi lòng người chiến sĩ trên tuyến đầu, trực tiếp đối mặt với hiểm nguy nhưng luôn giữ vững tâm thế vững vàng, động viên người ở hậu phương: “Nếu anh không về trong buổi chiều này/Em đừng buồn và âu lo quá nhé/Nhớ đón con và động viên cha mẹ/Bởi Tổ quốc cần anh chẳng thế ngồi yên”… Bài hát nhẹ nhàng, tha thiết nhưng thể hiện tinh thần thép, quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù giấu mặt của đội ngũ nhân viên y tế.
Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan chia sẻ: Sau khi đọc bài thơ do một người bạn gửi tới, ông đã rất cảm động và bắt tay vào phổ nhạc. “Bài thơ khá dài, tôi lược bớt một số đoạn để phù hợp với ý đồ sáng tác của mình. Sau đó, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân-Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam xem bản nhạc và đã gọi điện cho tôi, đề nghị đưa ca khúc này vào tuyển tập những sáng tác cổ vũ toàn dân chống dịch”. Theo nhạc sĩ, toàn dân đoàn kết chống dịch vừa là yêu cầu của Chính phủ, vừa là trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc. Chỉ cần ngồi im là cũng thể hiện tinh thần yêu nước trong thời điểm đặc biệt này. Tinh thần xông pha của các y-bác sĩ, chiến sĩ thể hiện sự hy sinh cao cả, thầm lặng trước đất nước, dân tộc. Đó không chỉ là tình cảm riêng của tác giả ca khúc, mà ông tin rằng, đó còn là tình cảm chung của tất cả mọi người dành cho lực lượng đặc biệt này.
Tác phẩm “Phòng dịch vùng cao” của họa sĩ Nguyễn Văn Chung (ảnh nhân vật cung cấp).
Tác phẩm “Phòng dịch vùng cao” của họa sĩ Nguyễn Văn Chung (ảnh nhân vật cung cấp).
Để cổ vũ tinh thần cả nước trong giai đoạn khó khăn bởi dịch bệnh, ngoài ca khúc “Nếu anh không về” của nhạc sĩ Lê Xuân Hoan, còn có một số sáng tác của các nhà thơ Lan Hương, Nguyễn Tiến Lập, Nguyễn Đình Phê… Mỗi người đều có cảm xúc riêng, tâm trạng riêng nhưng trên hết là niềm tin sẽ đẩy lùi dịch bệnh. Niềm tin ấy thông qua những sáng tạo góp phần lan tỏa những tình cảm, thông điệp tốt đẹp tới cộng đồng. Và đó cũng là trách nhiệm của người cầm bút cùng cả nước chiến đấu, chiến thắng dịch Covid-19.
2. Trong những ngày tạm ngừng hoạt động biểu diễn, các ca sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đã cover (trình diễn lại) một số bài hát cổ vũ chống dịch Covid-19 nổi tiếng thời gian gần đây theo những phong cách độc đáo. Ca sĩ Nguyễn Thùy Dương cover phiên bản nhạc chế “Việt Nam-toàn dân cùng chiến đấu” trên nền giai điệu của ca khúc nổi tiếng Kachiusa. Nữ ca sĩ đã quay clip ca khúc đăng trên trang Facebook cá nhân khiến nhiều người thích thú bởi nội dung tuyên truyền chống dịch Covid-19 mới mẻ. Ca sĩ Thùy Dương cho biết: “Nghe ca khúc này trên mạng tôi đã rất thích thú nên cover lại ngay. Giai điệu vui tươi, rộn rã của bài hát phù hợp với việc cổ vũ, tuyên truyền chống dịch. Người nghe dễ dàng tiếp nhận, dễ ghi nhớ những cách phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả như đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn hàng ngày…”.
Ca sĩ Bùi Minh Hùng cũng góp phần phòng-chống dịch Covid-19 bằng chính giọng hát trầm ấm, truyền cảm của mình. Trên nền nhạc ca khúc bolero “Qua cơn mê”, anh hát lại phần lời mới có tên “Một mai qua cô vy” (do Lê Huy Anh Sang viết lời) khiến cộng đồng mạng vô cùng yêu thích. Bài hát cổ vũ mọi người đồng lòng chống dịch với tinh thần “dịch tới đâu ta cũng dập được: “Vì quê hương thân yêu, không lượn lờ ngoài đường, không tụ tập ăn chơi/Hãy ở yên trong nhà, đó là điều tuyệt vời, cho người Việt em ơi/Cùng nhau ta quyết tâm chống con Corona, không để dịch lây lan”. Ngoài ra, anh còn thể hiện ca khúc “Những bông hoa trên tuyến đầu Tổ quốc”-sáng tác của Phan Như như một sự tri ân sâu sắc tới các chiến sĩ áo trắng trong cuộc chiến này: “Ở nơi ấy là chiến trường không tiếng súng/Áo trắng blouse em xông lên trên tuyến đầu/Ở nơi ấy khi bao người vì Corona đang đau khổ/Em lại dấn thân cho đất nước, đồng bào…/Là chiến sĩ trên tuyến đầu Tổ quốc/Em khắc tên mình vào cuộc chiến hôm nay”. Cả 2 ca khúc do ca sĩ Minh Hùng trình bày đều nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của đông đảo khán giả. Không chỉ cổ vũ cộng đồng nâng cao ý thức phòng-chống dịch bệnh, ca khúc còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc trước tinh thần dấn thân của đội ngũ y-bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch.
3.Họa sĩ Nguyễn Văn Chung vừa trình làng tác phẩm “Phòng dịch vùng cao” (sơn dầu) đầy ý nghĩa và đậm tính thời sự. Với những nét cọ tinh tế, màu sắc hài hòa, anh đặc tả hình ảnh các y-bác sĩ đang hướng dẫn cho người dân vùng cao cách đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn cùng những thông tin về phòng-chống dịch bệnh. Có thể thấy, khi cả cộng đồng trong vòng vây của dịch bệnh thì chính đội ngũ y-bác sĩ trở thành tấm lá chắn bảo vệ cuộc sống người dân. Sự gần gũi, tận tình của các chiến sĩ mặc blouse trắng đã mang đến tình cảm ấm áp cho người xem. Họa sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ: “Tác phẩm còn là sự biết ơn của chúng tôi đến đội ngũ y-bác sĩ, những thiên thần thầm lặng”.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.