Vắcxin EV71 - hy vọng mới trong phòng chống bệnh tay chân miệng tại Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự ra đời của vắcxin EV71, Việt Nam đang tiến gần hơn đến mục tiêu giảm gánh nặng bệnh tay chân miệng- căn bệnh vốn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và từng gây ra nhiều ca tử vong tại Việt Nam.

Trong 4 tháng đầu năm, hệ thống giám sát dịch bệnh của Bộ Y tế ghi nhận khoảng 15.000 ca mắc tay chân miệng khắp cả nước. Trong đó, 93% là trẻ từ 1 đến 5 tuổi - nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Các trường hợp mắc tay chân miệng do biến chủng EV71 thường có diễn biến cấp tính, có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nhóm B, có khả năng tử vong nhanh nếu không phát hiện và xử lý kịp. Bệnh lưu hành quanh năm, đặc biệt tăng cao vào các tháng 4-6 và tháng 9-10 trong năm. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu vẫn mang tính không đặc hiệu, như "4 sạch": ăn sạch, uống sạch, ở sạch và chơi sạch. Trong khi đó, vắcxin vẫn là giải pháp chiến lược còn bỏ ngỏ.

cac-chuyen-gia-y-te-chia-se-ve-vac-xin-ev71.jpg
Các chuyên gia chia sẻ về vắcxin EV71. (Ảnh: Khánh Ly/Vietnamplus.vn)

Tại Hội thảo khoa học "Về phát triển và ứng dụng vắc xin EV71: tăng cường đáp ứng y tế công cộng với bệnh tay chân miệng" được Viện Pasteur TP.HCM tổ chức ngày 22/5, Thạc sĩ, bác sĩ Lương Chấn Quang, Trưởng Khoa Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2003, vaccine EV71 bắt đầu được nghiên cứu tại Đài Loan (Trung Quốc) và được cấp phép đưa vào sử dụng tại đây từ năm 2023. Còn tại Việt Nam, từ năm 2019, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cùng tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine EV71 khi dự án bắt đầu bước vào giai đoạn 3. Đã có hơn 2.700 trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi tham gia thử nghiệm lâm sàng với hiệu quả lên tới 99,21% và khả năng bảo vệ kéo dài trong 1 năm.

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, thông tin: "Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục hoàn thiện các báo cáo, nghiên cứu để có thể có được vắc xin đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh tay chân miệng trong thời gian tới".

Trong bối cảnh bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt sự xuất hiện của chủng virus EV71 gây nên các ca bệnh nặng, có biến chứng nguy hiểm thì vaccine được xem là giải pháp phòng bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

null