Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị cử tri

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

*Kiến nghị:

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh triển khai công tác xây dựng giá đất cụ thể đối với các công trình dự án để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Theo quy định tại Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 15-5-2014 quy định về giá đất và Điều 34, 35 của Thông tư số 36/TT-BTNMT ngày 30-6-2014 quy trình xác định giá đất cụ thể là do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh xác định nhưng đến nay Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa triển khai thực hiện). Hiện nay, các công trình dự án trên địa bàn huyện gặp khó khăn trong triển khai do không có giá đất cụ thể để triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (Cử tri huyện Chư Pưh).

- Trả lời:

Về quy trình chung: Để xác định giá đất cụ thể tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các công trình dự án trên địa bàn tỉnh, ngày 6-6-2022 Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2269/STNMT KHTC&TK “V/v xây dựng bổ sung kế hoạch định giá đất cụ thể” gửi các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Căn cứ vào dự thảo kế hoạch sử dụng đất năm 2022, các cơ quan, đơn vị, địa phương dự kiến các trường hợp cần định giá gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình UBND tỉnh ban hành bổ sung kế hoạch định giá đất năm 2022 để làm căn cứ định giá đất cụ thể, tính tiền bồi thường thực hiện các công trình dự án. Trên cơ sở đề xuất từ các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thì Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 646/KH-UBND ngày 21-10-2022 về “Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch định giá đất cụ thể năm 2022, ban hành kèm theo Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 29-4-2022 của UBND tỉnh”.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh có tổng số 77 dự án, công trình cần định giá đất cụ thể trong năm 2022 được UBND tỉnh phê duyệt gồm: 25 dự án, công trình tính thu tiền sử dụng đất, tính tiền thuê đất; 52 dự án, công trình xác định giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Đối với huyện Chư Pưh có đăng ký 2 dự án định giá đất để giao đất, cho thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất; không có dự án định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nên không có cơ sở để Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính tổ chức xác định giá đất tính tiền bồi thường thực hiện công trình dự án trên địa bàn huyện Chư Pưh. Qua đây, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Chư Pưh làm rõ trách nhiệm của UBND huyện đối với nội dung cử tri phản ánh nêu trên.

*Kiến nghị:

Liên quan đến đất do Binh đoàn 15 quản lý, hiện nay, tại tổ 6, phường Yên Thế có gần 300 hộ dân tại 6 khu vực đất, Nhân dân đang sử dụng ổn định trên 30 năm (chủ yếu làm nhà ở và sản xuất nông nghiệp). Binh đoàn 15 đã bàn giao 5 khu vực đất cho UBND TP. Pleiku quản lý, đa số các hộ dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do còn một số vướng mắc về thời điểm sử dụng và tạo lập tài sản trên đất. Còn 1 khu đất, diện tích khoảng 6 ha đất (cuối đường Nguyễn Nhạc, Trần Văn Ơn, Nguyễn Lữ) do Quân khu 5 quản lý chưa được bàn giao về UBND thành phố (đã cấp đất cho hơn 247 hộ gia đình nguyên là cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sử dụng từ những năm 1991, 1993 đến nay); đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sinh sống tại khu đất này (Cử tri TP. Pleiku).

- Trả lời:

- Đối với các khu vực đất tại tổ 6, phường Yên Thế, TP. Pleiku (đã bàn giao UBND TP. Pleiku quản lý): Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đã được giao không đúng thẩm quyền được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ (được bổ sung tại khoản 19 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6-1-2017 của Chính phủ), được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27-1-2015 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 24 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19-5-2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do vậy, các hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất trái thẩm quyền tại khu vực đất Binh đoàn 15-Bộ Quốc phòng (phường Yên Thế, TP. Pleiku) nếu có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lập hồ sơ kê khai, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND TP. Pleiku để được kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

- Đối với khu đất diện tích khoảng 6 ha đất ở cuối đường Nguyễn Nhạc, Trần Văn Ơn, Nguyễn Lữ (quỹ đất hiện nay do Quân khu 5 quản lý chưa được bàn giao về UBND TP. Pleiku): UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND TP. Pleiku, Binh đoàn 15 và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét, bàn giao quỹ đất cho địa phương quản lý để có cơ sở rà soát, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân theo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.