Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Gia Lai liên quan chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Ủy ban Dân tộc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Gia Lai liên quan Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

*Kiến nghị:

- Câu hỏi số 1:

“Tại Nội dung 3-Tiểu dự án 2-Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Qua quá trình triển khai thực hiện, đối tượng tổ chức đối với nội dung này theo quy định “Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ...” chưa đáp ứng được nhu cầu và quyền lợi của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các xã khu vực I, khu vực II. Đồng thời, các đối tượng được quy định chưa phù hợp với các chương trình xúc tiến thương mại, vì trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn đa số là lao động chân tay, không sản xuất, không kinh doanh, chỉ làm thuê (nếu đúng tiêu chí thì số lượng rất hạn chế, không đảm bảo tổ chức Chương trình).

Kiến nghị Ủy ban Dân tộc đề xuất Thủ tướng Chính phủ bổ sung đối tượng là “Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc khu vực I, II thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” vào đối tượng thụ hưởng Nội dung 3-Tiểu dự án 2-Dự án 3 của Chương trình".

Nhiều HTX đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: Hà Duy

Nhiều HTX đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Ảnh: Hà Duy

*Trả lời:

Theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg quy định đối tượng Nội dung 3-Tiểu dự án 2-Dự án 3 là “Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất; doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo quy định trên thì các doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở đóng trên địa bàn thuộc khu vực I, II có hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là đối tượng thụ hưởng chính sách Nội dung 3-Tiểu dự án 2-Dự án 3 của Chương trình.

Câu hỏi số 2:

“Tại Tiểu dự án 3-Dự án 10: Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 330/QĐ-UBDT ngày 12-5-2023 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025” thì phần mềm kiểm tra, giám sát, đánh giá dự kiến xây dựng trong năm 2023, nhưng đến nay việc xây dựng phần mềm vẫn chưa xong nên việc tổ chức tập huấn vận hành phần mềm kiểm tra, giám sát, đánh giá không triển khai thực hiện được.

Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm xây dựng phần mềm kiểm tra, giám sát, đánh giá để thực hiện Tiểu dự án 3-Dự án 10.

*Trả lời:

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang nghiên cứu triển khai phần mềm Báo cáo đánh giá, giám sát tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, đưa vào thử nghiệm cuối tháng 7-2024.

3. Câu hỏi số 3:

“Tại Nội dung 2-Tiểu dự án 1-Dự án 4: Đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới chợ vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Căn cứ khoản 6 Điều 3 Quyết định 04/2023/QĐ-TTg ngày 23-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1-Dự án 4 quy định: “Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 4.400 triệu đồng/chợ để đầu tư xây dựng mới và bình quân 800 triệu đồng/chợ để cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Gia Lai đề xuất đầu tư 7 chợ, theo báo cáo nghiên cứu khả thi thì vốn Trung ương chỉ mới đầu tư 15.000 triệu đồng/7 chợ. Nguồn kinh phí địa phương không bố trí được nên không đủ để hoàn thiện các hạng mục theo quy định của chợ hạng 3 (hàng rào, hệ thống PCCC, nhà xe). Đề nghị Ủy ban Dân tộc báo cáo Chính phủ hỗ trợ bổ sung nguồn kinh phí theo Quyết định 04/2023/QĐ-TTg ngày 23-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1-Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn: từ năm 2021 đến năm 2025".

*Trả lời:

Nguồn vốn đầu tư của Chương trình được tính toán, thiết kế từ khi đề xuất Chương trình, đã được Quốc hội phân bổ vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025, về cơ chế và định mức hỗ trợ Nội dung thành phần số 02, Tiểu dự án 1, Dự án 4 theo quy định tại Quyết định 04/2023/QĐ-TTg ngày 23-2-2023 của Thủ tướng Chính phủ “Ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân 4.400 triệu đồng/chợ để đầu tư xây dựng mới và bình quân 800 triệu đồng/chợ để cải tạo, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, do vậy việc địa phương đề nghị bổ sung vốn đầu tư để xây dựng, nâng cấp, cải tạo 7 chợ sẽ làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư của Chương trình dẫn đến phải điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.

Trong trường hợp ngân sách Trung ương không bố trí đủ vốn đầu tư cho tỉnh để thực hiện Nội dung thành phần số 02, Tiểu dự án 1, Dự án. 4 địa phương có thể huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

Phường Đống Đa đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo bền vững

(GLO)- Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, phường Đống Đa (TP. Pleiku) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, phường chú trọng đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, động viên bà con tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.