Uống vitamin C mỗi ngày: Lợi - hại như thế nào đối với cơ thể?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có rất nhiều lợi ích - và một số rủi ro - để tăng lượng vitamin C của bạn.

Cam là một nguồn cung cấp vitamin C. Ảnh: Shutterstock
Cam là một nguồn cung cấp vitamin C. Ảnh: Shutterstock

Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) giải thích rằng vitamin C, hay còn gọi là a xít L-ascorbic, có tự nhiên trong một số loại thực phẩm, được bổ sung vào các loại thực phẩm khác và cũng có sẵn dưới dạng thực phẩm chức năng.

Nhưng bạn có biết uống vitamin C mỗi ngày có tác dụng gì đối với cơ thể bạn không?
Theo tiến sĩ Darren Mareiniss, bác sĩ Y khoa Cấp cứu tại Trung tâm Y tế Einstein ở Philadelphia (Mỹ), vitamin cần thiết cho mọi chế độ ăn uống - và biết được những gì mà việc bổ sung vitamin C hằng ngày đối với cơ thể của bạn là rất quan trọng.
"Vitamin C có trong tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm và không được cơ thể tổng hợp. Nó phải được ăn vào”, ông Darren Mareiniss giải thích với Eat This, Not That!
Nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, ớt, cải Brussels, cà chua, dưa đỏ, khoai tây, dâu tây và rau bina (cải bó xôi).
Tuy nhiên, một số người thích dùng nó ở dạng bổ sung. Việc bổ sung vitamin C mỗi ngày có tác dụng gì đối với cơ thể bạn?
1. Vitamin C có thể giúp chữa lành vết thương
Tiến sĩ Mareiniss nói: “Vitamin C là một thành phần thiết yếu của mô liên kết và có vai trò trong việc chữa lành vết thương”.
2. Có sức mạnh chống ô xy hóa
Tiến sĩ Mareiniss giải thích rằng vitamin C là một chất chống ô xy hóa, có nghĩa là chúng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào. Do đó, nó có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe mà stress ô xy hóa đóng vai trò.
3. Có thể tăng cường sản xuất collagen
Tiến sĩ Mareiniss giải thích rằng vitamin C "cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp collagen". Đây là lý do tại sao nó là thành phần chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc da.
4. Có thể giúp ngăn ngừa ung thư
Theo NIH, có rất nhiều nghiên cứu ủng hộ rằng vitamin C có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Họ tiết lộ: "Hầu hết các nghiên cứu bệnh chứng đã phát hiện ra mối liên hệ nghịch giữa lượng vitamin C trong chế độ ăn uống và ung thư phổi, vú, ruột kết hoặc trực tràng, dạ dày, khoang miệng, thanh quản hoặc hầu họng và thực quản".
5. Có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Cà chua cũng là một nguồn cung cấp vitamin C. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Cà chua cũng là một nguồn cung cấp vitamin C. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Theo NIH, có một số bằng chứng cho thấy vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một trong những nghiên cứu lớn nhất, liên quan đến hơn 85.000 phụ nữ, đã phát hiện ra rằng việc hấp thu vitamin C ở cả dạng thực phẩm và bổ sung làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Những người khác đã phát hiện ra nó có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
6. Có thể giúp ngăn ngừa mất thị lực
NIH cũng đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng vitamin C có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí điều trị bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và đục thủy tinh thể, hai nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người lớn tuổi.
7. Có thể ngăn ngừa bệnh Scorbut
Theo NIH và tiến sĩ Mareiniss, sự thiếu hụt vitamin C cấp tính có thể dẫn đến bệnh còi. Ông giải thích: “Điều này rất hiếm ở các nước phát triển. Các dấu hiệu của bệnh còi có thể xuất hiện trong vòng một tháng khi thiếu vitamin C.
Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi, khó chịu và viêm. Tuy nhiên, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn, bao gồm trầm cảm, sưng lợi chảy máu, lung lay và rụng răng. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong.
8. Có thể giúp điều trị cảm lạnh
Vitamin C thường được coi là một chất tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, NIH chỉ ra rằng nó có thể không hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh như bạn nghĩ. Tiến sĩ Mareiniss cho biết vitamin C có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh thông thường.
NIH giải thích: "Bổ sung vitamin C có thể rút ngắn thời gian của cảm lạnh thông thường và cải thiện mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trong dân số nói chung, có thể do tác dụng chống histamine của vitamin C liều cao".
9. Có thể làm rối loạn dạ dày của bạn
Mặc dù vitamin C có độc tính thấp và do đó, không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi tiêu thụ nhiều, tuy nhiên, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa - bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và đau quặn bụng.
10. Có thể gây ra sỏi thận
Có một số bằng chứng mâu thuẫn rằng lượng vitamin C cao có thể "làm tăng đào thải oxalat và a xít uric trong nước tiểu", có thể góp phần hình thành sỏi thận.
11. Có thể giúp ngăn ngừa thiếu sắt
Vitamin C hỗ trợ cơ thể bạn hấp thụ sắt. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần 100 mg vitamin C có thể cải thiện 67% sự hấp thu khoáng chất xây dựng trong máu, theo Eat This, Not That!
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.