Uống nước quá nhiều có hại với cơ thể

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nước rất quan trọng với cơ thể con người khi hơn 70% cơ thể con người là nước. Vì vậy, việc duy trì và điều hòa lượng nước trong cơ thể sao cho hợp lý là rất quan trọng. Tuy nhiên, mọi điều thái quá đều không tốt, kể cả uống quá nhiều nước.
Việc tự ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhu cầu sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, đi tiểu nhiều kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo nước tiểu mà ra ngoài.

Nước rất quan trọng với con người nhưng việc uống quá nhiều nước lại có hại cho một số bộ phận của cơ thể. Ảnh: AFP
Nước rất quan trọng với con người nhưng việc uống quá nhiều nước lại có hại cho một số bộ phận của cơ thể. Ảnh: AFP
Trong thực tế, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước. Dưới đây là dấu hiệu bạn đã uống nhiều nước quá mức và hậu quả tai hại của nó.
Ảnh hưởng đến thận
Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận.
Bị chuột rút
Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút. Điều này xảy ra lượng nước cơ thể phải đào thải quá nhiều làm giảm mức điện giải. Mức điện giải thấp có thể dẫn đến chuột rút.
Luôn mệt mỏi và căng thẳng
Điều này xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Khi đó, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormon căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ khiến bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi rõ rệt. Các chuyên gia khuyến cáo cần có thời gian nghỉ giữa các lần uống nước. Ảnh: AFP
Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ khiến bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi rõ rệt. Các chuyên gia khuyến cáo cần có thời gian nghỉ giữa các lần uống nước. Ảnh: AFP

Hại tim

Uống quá nhiều nước có thể làm tổn thương trái tim. Điều này xảy ra bởi vì uống quá nhiều nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể của bạn, do đó sẽ tăng gánh nặng cho tim. Áp lực không cần thiết này thực sự có thể làm hư hỏng các mạch máu, cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.
Tổn thương não
Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Uống thế nào là đủ?
Viện Y học Mỹ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày trong khi con số này ở phụ nữ là 2,7 lít tức, tương đương 8 cốc nước. Tuy nhiên, con số này không chỉ đến từ lượng nước uống trong ngày mà còn bao gồm nước từ tất cả loại thực phẩm và đồ uống bạn nạp vào cơ thể.
Nếu bạn là người thường xuyên vận động thể chất hoặc ngồi máy lạnh cả ngày thì cần nhiều lượng nước hơn. Vào mùa hè, lượng mồ hôi đổ ra nhiều, cần uống nhiều hơn mùa đông.
Nếu chế độ ăn nhiều rau và trái cây, có thể giảm uống nước bởi trong rau và trái cây cũng chứa một lượng nước nhất định. Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống cách khoảng để cơ thể hấp thụ từ từ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
MINH TRÍ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.