UNICEF: Số ca mắc tả ở Yemen có thể tăng gấp 4 trong tháng tới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giám đốc khu vực Trung Đông-Bắc Phi của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Geert Cappelaere cảnh báo số ca mắc tả tại Yemen có thể tăng gấp bốn lần, lên 300.000 người vào tháng tới.

Một em bé ở Yemen có các triệu chứng bệnh tả đã được chăm sóc y tế tại một bệnh viện ở Sana tuần trước. (Nguồn: European Pressphoto Agency)
Một em bé ở Yemen có các triệu chứng bệnh tả đã được chăm sóc y tế tại một bệnh viện ở Sana tuần trước. (Nguồn: European Pressphoto Agency)


Đồng thời, vị giám đốc này cũng cho rằng tình trạng lây lan nhanh của dịch tả tại quốc gia Trung Đông đang bị chiến tranh tàn phá này là "thảm khốc kinh hoàng."

Báo Gulfnews của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ngày 3/6 dẫn lời ông Cappelaere nói rằng, ông chưa bao giờ chứng kiến một đợt dịch tả nào nghiêm trọng như hiện nay ở Yemen, trong bối cảnh người dân nước này đang phải đối mặt nạn đói cũng như sự sụp đổ của hệ thống y tế do chiến tranh.

Theo ông Cappelaere, một nửa số ca mắc tả ở Yemen là trẻ em, trong khi người lớn khó tiếp cận được hỗ trợ y tế vì nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở nước này không hoạt động.

Ông Cappelaere nói thêm dịch tả đã lan rộng ở mức báo động trong tháng qua, từ vài nghìn ca lên gần 70.000 ca hiện nay, với hầu hết các khu vực trên cả nước đều bị ảnh hưởng.

Ông Cappelaere cho biết, theo tính toán của UNICEF, nếu không có sự can thiệp đáng kể, số ca mắc tả tại Yemen có thể tăng lên 250.000 đến 300.000 người trong vài tuần tới.

Theo quan chức UNICEF, dịch tả dễ dàng lây lan nhanh. UNICEF đã thúc đẩy hoạt động cung cấp nước sạch cho gần 1 triệu người ở Yemen, cũng như một loại thuốc men cần thiết để ứng phó với sự lây lan của dịch bệnh.

Theo đánh giá mới đây của Quỹ "Save the Children" (Bảo vệ Trẻ em), dịch tả tại Yemen đang ngày một xấu đi giữa lúc hệ thống y tế, các điều kiện vệ sinh và hạ tầng dân sinh ở nước này đã bị hủy hoại do chiến tranh; đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính khẩn cấp để giúp Yemen giải quyết dịch bệnh.

"Save the Children" cảnh báo với mức độ lây lan như hiện nay, số ca mắc tả ở Yemen sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Yemen rơi vào cuộc khủng hoảng an ninh và chính trị nghiêm trọng kể từ tháng 3-2015, khiến hơn 8.000 người thiệt mạng và khoảng 40.000 người bị thương.

Liên hợp quốc cảnh báo rằng 2/3 số dân của nước này đang bên bờ vực của một nạn đói nghiêm trọng.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.