Tuyển sinh đầu cấp: Trường công lập "hạ nhiệt"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mùa tuyển sinh đầu cấp năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh vừa kết thúc cuối tuần qua. Theo ghi nhận của P.V, những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế từng đơn vị đã góp phần giảm áp lực cho mùa tuyển sinh năm nay.
Công tác xét tuyển vào lớp 10 trên địa bàn toàn tỉnh nhiều năm nay được giữ nguyên theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp (trừ Trường THPT chuyên Hùng Vương đã tổ chức thi tuyển đầu vào hồi cuối tháng 6). Là đơn vị có điểm xét tuyển cao nhất tại TP. Pleiku, Trường THPT Phan Bội Châu đã hoàn thành công tác xét tuyển với 540 chỉ tiêu. Thí sinh có số điểm cao nhất xét tuyển vào trường là 41,05, thấp nhất là 37 điểm. Thầy Cao Xuân Hà-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Sau 3 ngày tổ chức xét tuyển, nhà trường đã thu nhận hồ sơ vượt chỉ tiêu. Chúng tôi tiến hành xét điểm, công khai chỉ tiêu tuyển sinh, công bố danh sách trúng tuyển hàng ngày để học sinh, phụ huynh tiện theo dõi vị trí hồ sơ của mình; đồng thời trả lại những hồ sơ không đảm bảo yêu cầu từ sớm để phụ huynh và học sinh lựa chọn trường phù hợp”.
 Các trường công khai chỉ tiêu tuyển sinh, niêm yết danh sách hàng ngày để phụ huynh, học sinh tiện theo dõi. Ảnh: N.G
Các trường công khai chỉ tiêu tuyển sinh, niêm yết danh sách hàng ngày để phụ huynh, học sinh tiện theo dõi. Ảnh: N.G
Anh Hoàng Đình Hoàng (phường Ia Kring) nộp hồ sơ cho con vào Trường THPT Phan Bội Châu cho biết: “Con tôi đạt 37 điểm nên những ngày đầu rất hồi hộp vì số hồ sơ điểm cao vẫn liên tục được nộp vào. Tuy nhiên, nhờ nhà trường cập nhật thường xuyên tình hình tuyển sinh nên phụ huynh chúng tôi có điều kiện theo dõi, khi thấy hồ sơ không đủ tiêu chuẩn thì chuyển nộp vào những trường khác chưa đủ chỉ tiêu”.
Kiểm tra công tác tuyển sinh vào lớp 10 tại TP. Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và huyện Chư Sê, ông Võ Văn Tiên-Phó Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo-đánh giá: “Các trường đã thực hiện đúng phương thức tuyển sinh với chỉ tiêu được giao. Nhiều trường nằm trong quy định tuyển sinh tại các địa bàn giáp ranh (để học sinh thuận tiện đi lại) cũng đã thực hiện tốt khâu tuyển sinh, ví dụ như Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã An Khê) tiếp nhận đúng số hồ sơ của học sinh một vài xã của huyện Đak Pơ. Một số trường vùng khó khăn còn đưa ra nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ học sinh nghèo để thu hút các em đến trường, đảm bảo tuyển sinh đủ chỉ tiêu”.
Đối với công tác tuyển sinh đầu cấp Mầm non, Tiểu học và THCS, phương thức tuyển sinh được áp dụng là theo địa bàn dân cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, đưa đón con em của phụ huynh. Nhiều năm trước, TP. Pleiku luôn là “điểm nóng” mỗi mùa tuyển sinh nhưng năm nay công tác tuyển sinh đã được “hạ nhiệt”. Tại Trường THCS Nguyễn Du (phường Ia Kring)-một trong những trường tốp đầu về chất lượng giáo dục, để tạo sự công bằng và tuyển đúng đối tượng học sinh đang cư trú trên địa bàn, nhà trường đã chia các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên. Thầy Nguyễn Công Hộ-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Trường dành 3 buổi tiếp nhận hồ sơ có hộ khẩu thường trú chính thức trên địa bàn. Khi còn chỉ tiêu, chúng tôi mới tiếp tục tiếp nhận những trường hợp nhập gửi hộ khẩu và mới tách khẩu nhằm đảm bảo điều kiện học tập cho tất cả con em cư trú trên địa bàn”.
Tại Trường Tiểu học Chu Văn An (phường Tây Sơn), bên cạnh sắp xếp thứ tự ưu tiên về hộ khẩu thì năm học 2019-2020, nhà trường mở rộng mô hình bán trú cho 100% học sinh lớp 1 nên tình hình tuyển sinh rất thuận lợi. Thầy Lê Văn Phương-Hiệu trưởng nhà trường-nói: “Năm nay, nhà trường được giao chỉ tiêu 280 học sinh, biên chế thành 7 lớp. Những năm trước, trường thường gặp áp lực trong việc sắp xếp hồ sơ bán trú cho học sinh. Vì vậy, năm nay, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch mở rộng mô hình bán trú ngay từ đầu năm học trước để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh”.
Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku-cho biết: “Theo báo cáo của các đoàn thanh-kiểm tra, công tác tuyển sinh tại các trường được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Lịch nộp hồ sơ theo thứ tự ưu tiên được các trường thông báo cụ thể đến phụ huynh nên không xảy ra tình trạng tập trung đông đúc, chen lấn. Cơ sở vật chất trường lớp trên địa bàn thành phố được bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh đó, việc các trường tư thục trên địa bàn ngày càng khẳng định uy tín, chất lượng giáo dục cũng là yếu tố giúp “hạ nhiệt” mùa tuyển sinh năm nay tại các trường công lập”. 
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ủy quyền giải quyết TTHC và một số nhiệm vụ quản lý thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

Gia Lai: Ủy quyền giải quyết TTHC và một số nhiệm vụ quản lý thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký Quyết định số 591/QĐ-UBND, ủy quyền cho Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn tỉnh.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.