Tự uống thuốc cảm, cô gái nổi mẩn toàn thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai vừa tiếp nhận cứu chữa một cô gái bị dị ứng thuốc nổi mẩn toàn thân do tự uống thuốc điều trị bệnh cảm.
Chiều 8-2, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai cho hay vừa tiếp nhận cứu chữa nữ bệnh nhân Trần Thị Hoàng H. (27 tuổi) do dị ứng thuốc cảm. Chị H. nhập viện trong tình trạng khắp cả người, mặt nổi các vết mẩn đỏ, mưng mủ.
Qua thăm khám, thực hiện xét nghiệm máu, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị bị dị ứng thuốc, nghi ngờ dị ứng nhóm kháng sinh cephalosporin. Được điều trị tích cực, sức khỏe người bệnh đã dần hồi phục, không còn hiện tượng sưng tấy và các vết mẩn đỏ cũng giảm dần.
 Các vết mẩn nổi khắp người cô gái
Các vết mẩn nổi khắp người cô gái
Theo BS Nguyễn Viết Hợi, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai (người trực tiếp điều trị), với những trường hợp dị ứng như bệnh nhân H., nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng có thể gây suy thận cấp, suy gan cấp, nặng hơn có thể dẫn đến suy đa phủ tạng.
Trước đó, chị H. bị đau đầu, sốt nên ra tiệm thuốc gần nhà để mua thuốc. Sau khi uống được hai liều thấy có dấu hiệu nổi mẩn toàn thân, môi sưng biến dạng khuôn mặt và ngứa khó chịu nên đến bệnh viện gần nhà tại Bình Dương để khám và được kết luận bệnh nhân bị sởi và cho thuốc uống. 
Tuy nhiên, 2 ngày sau đó không thấy bệnh thuyên giảm mà ngược lại các vết mẩn đỏ càng nổi nhiều hơn, ngứa hơn và xuất hiện tình trạng mưng mủ nên người nhà quyết định xin chuyển qua Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai.
Nguyễn Thạnh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.