Tự hào truyền thống, vững bước phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, tỉnh Gia Lai đã đạt nhiều kết quả nổi bật, khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Nhìn lại chặng đường phấn đấu, xây dựng và trưởng thành trong 50 năm sau Ngày giải phóng (17/3/1975-17/3/2025), Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn tự hào và gìn giữ những kết quả đạt được của các thế hệ cha anh đã chiến đấu, hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Từ một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề, kinh tế, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu, đến nay, tỉnh Gia Lai đã đạt nhiều kết quả nổi bật, khá toàn diện trên các lĩnh vực, đời sống của người dân không ngừng được nâng lên và đang đặt mục tiêu phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực vào năm 2030.

1742108090955.jpg

Nói đến Gia Lai là nói đến vùng đất đa dạng về văn hóa, với tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa các dân tộc; là vùng đất có truyền thống lịch sử đấu tranh kiên cường, anh hùng, vẻ vang, là nơi ngời sáng chí khí cách mạng của bao bậc tiền nhân.

Phát huy truyền thống yêu nước được hun đúc trong kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bước vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ với tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đã có hàng ngàn người con ưu tú của tỉnh xung phong ra trận, không ngại gian khổ, hy sinh, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được nhiều thắng lợi và chiến công vang dội, góp phần đánh bại lần lượt các chiến lược của Mỹ-ngụy, tạo bước phát triển mới cả về thế và lực của ta trên khắp các chiến trường.

Nhiều trận đánh, chiến dịch đã đi vào lịch sử như: Chiến dịch Plei Me; Chiến thắng Cheo Reo, Phú Bổn; Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch Xuân-Hè 1972; Chiến thắng đường 7 sông Bờ 1975… Tên của những người anh hùng, người con của mảnh đất Gia Lai như: Đinh Núp, Y Đôn, A Sanh, Kpă Klơng… còn mãi lưu danh.

Tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm, lòng quả cảm của quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã làm nên chiến thắng ngày 17-3-1975 lịch sử, góp phần quan trọng cùng cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

1anh.jpg
Tổng Bí thư Tô Lâm và Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên tại buổi làm việc ngày 6-1-2025 giữa Tổng Bí thư với cán bộ chủ chốt của tỉnh. Ảnh: Đ.T

Trong suốt chiều dài kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai luôn đoàn kết, kiên cường, bất khuất trước quân thù; thủy chung, son sắt với cách mạng, một lòng, một dạ tin yêu và đi theo Bác Hồ, đi theo Đảng; vượt qua muôn trùng khó khăn, gian khổ, lập nên những chiến công hiển hách, góp phần cùng cả nước hoàn thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thu giang sơn về một mối.

Sau ngày đất nước thống nhất, 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum sáp nhập thành tỉnh Gia Lai-Kon Tum và bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa bảo vệ, củng cố thành quả cách mạng, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội. 16 năm sau, năm 1991, trước yêu cầu của sự phát triển và theo nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc, Gia Lai-Kon Tum được chia tách thành 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Từ đó, mở ra một thời kỳ phát triển mới về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

50 năm sau ngày giải phóng, Gia Lai đã phát huy sức mạnh đoàn kết, chung sức, đồng lòng, vận dụng sáng tạo đường lối, linh hoạt nắm bắt thời cơ, khai thác tiềm năng, thế mạnh, từng bước hội nhập, tạo ra những lợi thế để phát triển và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Từ một tỉnh nghèo nàn, lạc hậu, Gia Lai đã đi lên và có bước tiến dài trên con đường đổi mới và phát triển; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt khá; các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, việc làm và thực hiện các chính sách an sinh xã hội được quan tâm.

Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc. Ngoài 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh có 94/180 xã (đạt 52,22%) và 162 thôn, làng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 131 làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, nhiệm kỳ 2020-2025, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế của tỉnh phục hồi khá tốt sau đại dịch Covid-19.

Các trọng tâm, đột phá đã xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI được triển khai quyết liệt, hiệu quả; nhiều lĩnh vực được quan tâm đầu tư với những kết quả nổi bật như: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm từ 12,09% (năm 2021) xuống còn 6,06% vào cuối năm 2024; cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) hàng năm đạt khá; thu nhập bình quân đầu người tăng qua từng năm… Đó là kết quả minh chứng rõ nét cho sự quyết tâm, nỗ lực của Đảng bộ, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai.

2anh.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ). Ảnh: Đ.T

Cùng với chăm lo phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, Đảng bộ tỉnh thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy dân chủ và thực hiện tốt đoàn kết trong Đảng, chú trọng rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên; củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt kết quả thiết thực và đang có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có nhiều tiến bộ. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội đã tập trung hướng về cơ sở, khối đại đoàn kết toàn dân không ngừng được củng cố, quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy.

Song song với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác quốc phòng-an ninh được đẩy mạnh, quan tâm xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, nhất là “thế trận lòng dân” vững chắc, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh toàn diện, từng bước chính quy, hiện đại, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” và các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh với việc thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực giữa Gia Lai với các tỉnh trong khu vực và cả nước; giữa Gia Lai với tỉnh Ratanakiri (Campuchia) và tỉnh Attapeu (Lào) trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia… góp phần giữ vững an ninh chính trị, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào tỉnh và thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Trong nửa thế kỷ phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý, đó là: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương Sao vàng, 4 Huân chương Hồ Chí Minh, 168 Huân chương Độc lập các hạng, 490 Huân chương Lao động các hạng; 57 tập thể, 18 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 1 tập thể, 1 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, 123 mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng; 17 tập thể được tặng thưởng Huân chương Thành đồng; trên 20.000 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quyết thắng, Huân chương Giải phóng, Huân chương Chiến công, Huân chương Chiến sĩ giải phóng; khoảng 500 cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến chống Pháp; trên 57.000 cá nhân được tặng thưởng huân, huy chương kháng chiến chống Mỹ…

Những phần thưởng cao quý và niềm vinh quang lớn lao đó mãi là niềm tự hào, là nguồn lực tinh thần to lớn cổ vũ Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc tỉnh nhà mạnh mẽ, tự tin bước vào thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

3-du-lich-gia-lai.jpg
Hoa muồng vàng khoe sắc bên những vườn chè xanh ngát ở xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông. Ảnh: Phan Nguyên

Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Gia Lai có những thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, chuyển hóa nhau, đòi hỏi chúng ta cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh vào ngày 6-1-2025, trong đó yêu cầu Gia Lai phải quyết tâm cao, suy nghĩ lớn để phát triển trở thành tỉnh khá của khu vực, bao trùm trên 3 trụ cột chính, đó là:

(1) Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển vùng chuyên canh, xây dựng chuỗi giá trị nông sản gắn với quy trình sản xuất an toàn, chế biến sâu, phát triển thương hiệu sản phẩm, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một cách bài bản gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

(2) Phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế xanh, bền vững có chất lượng và khác biệt, mang bản sắc của Tây Nguyên, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn, đóng góp vào thương hiệu du lịch Việt Nam, khai thác tiềm năng du lịch của cộng đồng các dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia vào ngành du lịch, vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, gắn du lịch, dịch vụ với các làng nghề truyền thống, các sản phẩm OCOP.

(3) Phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lọc trên nền tảng lợi thế so sánh vượt trội của địa phương như: công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, đổi mới công nghệ, liên kết chuỗi cung ứng, hạn chế xuất khẩu thô, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.

2khu-vuc-cau-song-bo.gif
Khu vực cầu sông Bờ, thị xã Ayun Pa. Ảnh: T.Đ

Để thực hiện hiệu quả 3 nhiệm vụ trọng tâm trên cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cùng với việc phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, đổi mới, quyết tâm, khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Quá trình tổ chức thực hiện gắn liền với phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội đi đôi với giữ vững kỷ cương, kỷ luật; đề cao tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung. Trước mắt, Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của tỉnh để vững vàng niềm tin bước vào giai đoạn cách mạng mới, Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để chung tay xây dựng tỉnh nhà ngày càng giàu mạnh, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.