Từ gian bếp của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Nếu nhà là nơi để người ta trở về nghỉ ngơi sau những mệt nhọc thì gian bếp chính là nơi giữ hơi ấm cho căn nhà đó. Đó là nơi nấu những bữa ăn hàng ngày, nơi cả nhà quây quần bên nhau trong những thời khắc ấm áp nhất. Tôi đã lớn lên cùng gian bếp đơn sơ với biết bao bữa cơm mẹ nấu, chủ yếu là những món quê nhà bình dị, vậy mà nhớ, mà thương.

Thức ăn của một vùng miền phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu và thổ nhưỡng. Người Việt với nền văn minh lúa nước từ bao đời đã quen với cơm là món ăn chính mỗi ngày, thức ăn cũng thường là sản phẩm nuôi trồng được. Vậy nên món canh rau muống, cà dầm tương đã trở thành nỗi nhớ của những người con xa quê.

Minh họa: Huyền Trang

Minh họa: Huyền Trang

Như mọi người nông dân khác, mẹ tôi luôn bận rộn với công việc đồng áng. Sau giờ làm đồng, mẹ lại nấu những món ăn cho gia đình. Bàn tay mẹ thoăn thoắt lặt rau, làm cá. Món ăn của mẹ không cầu kỳ nhưng hương vị đậm đà ngon khó cưỡng. Thích nhất là món cá đồng mẹ kho.

Mùa mưa đến, con suối bên nhà nước chảy mạnh, cá theo đó mà về. Ba dùng chiếc đó tre đặt ngược dòng nước, đến sáng là có một rổ cá đầy. Mẹ làm sạch, nướng qua rồi ướp gia vị kho cá. Nồi cá thơm lừng mùi nước mắm, mùi hành tiêu, gừng nghệ. Lúc rảnh rỗi, mẹ ngâm gạo làm bánh xèo, nạo củ mì làm bánh rế, nấu củ lang khô với đường và đậu phộng rồi vắt thành từng viên. Nhiều món ăn khác được mẹ chế biến từ gạo, bắp, củ lang, củ mì, rau trái vườn nhà để thay đổi thực đơn cho cả nhà.

Sau này, chúng tôi lớn lên đi học xa rồi đi làm, ăn được nhiều món ăn của những vùng miền khác nhau, nhưng hương vị món ăn của mẹ thì lúc nào cũng còn nguyên trong ký ức.

Nỗi nhớ về gian bếp gia đình, về hương vị quê hương có lẽ không phải của riêng ai. Chồng tôi quê ở vùng biển với những bãi cát mênh mông. Đất cát rút nước mưa nhanh để lại những đám ruộng khô nóng bỏng chân người. Việc trồng lúa nước trước đây là không thể, cây lương thực chủ yếu là khoai lang. Vậy nên, quê chồng tôi có câu: Khoai lang là vàng kẻ khó. Khoai lang lành tính, không độc như mì nên có thể ăn bất cứ lúc nào mà không sợ say. Cái thời ăn khoai lang trừ bữa ấy đã qua, nhưng chồng tôi vẫn rất thích ăn khoai lang và có thể ăn vào mỗi ngày như một cách để nhớ quê hương, nhớ những ngày còn bên mẹ. Một món đặc sản nữa của vùng quê cát trắng ấy là bánh bột lọc, thứ bánh làm từ khoai mì không thể thiếu được trong các dịp tụ họp gia đình.

Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều gần gũi nhất, trước hết là mẹ và những món ăn mẹ nấu. Con trai tôi lúc còn nhỏ không thích ăn gì khác ngoài đồ mẹ nấu. Sau này, cháu lớn hơn có đi đây đó và cũng đam mê văn hóa ẩm thực ở nhiều nơi. Nhưng khi được hỏi con có thích những thức ăn ấy hơn thức ăn quê mình không thì cháu luôn thích những món ăn từ gian bếp của mẹ.

Tôi vẫn thường cho rằng, một người sẽ luôn yêu quý gia đình của mình vì sự gắn bó máu mủ, tình cảm ấm nồng dành cho nhau. Nhưng có lẽ, chính những món ăn, cách nấu nướng riêng của mỗi nhà làm cho người đi xa luôn nhớ để tìm về. Người xa xứ thường giữ những hoài niệm về món ăn quê mình và họ luôn muốn lưu giữ truyền thống qua những món ăn mang đậm bản sắc ấy.

Hương vị quê nhà từ gian bếp của mẹ đã nuôi lớn mỗi người con, vun đắp một tình yêu với quê hương đất nước. Những món ăn ấy không chỉ giúp người ta trưởng thành về thể chất, mà còn tạo nên nét đẹp tâm hồn còn mãi với thời gian.

Có thể bạn quan tâm

Hương ổi mùa xa

Hương ổi mùa xa

(GLO)- Tôi không lớn lên giữa đồng bằng miền Bắc để được biết đến cái ngọt ngào và tinh túy của đất trời vào thu bằng hương cốm hay hương thị đẫm hồn xưa.
Tự “chữa lành” cho bản thân

Tự “chữa lành” cho bản thân

(GLO)- Cứ gần đến ngày nghỉ lễ là các anh chị đồng nghiệp lại xúm xít hỏi nhau: “Lễ này đi chơi ở đâu?”. Còn tôi thì chỉ muốn nghỉ ngơi bên gia đình. Đã rất nhiều năm rồi, tôi không có khái niệm đi chơi ngày lễ, nhất là những chuyến đi chơi xa dài ngày.
Bất chợt mùa lá rụng

Bất chợt mùa lá rụng

(GLO)- Mùa thu ở xứ sở nhiệt đới như nước Việt chúng ta, sự chuyển đổi của thiên nhiên không rõ ràng, đặc tả như ở trời Âu. Nhưng sắc thái của mùa lá rụng cũng đủ để làm xao động lòng người, ghi dấu ấn vào thi ca, nhạc họa từ xưa đến nay
Sắc lan mùa phố

Sắc lan mùa phố

(GLO)- Người chơi lan vẫn có câu: “Kiến giả thị bảo, bất kiến giả thị thảo” (Nghĩa là: Biết thì là bảo vật, không biết thì chỉ là cỏ). Vì thế, mỗi người chơi lan sẽ có một cách ứng xử riêng với hoa.
Quê cũ

Quê cũ

(GLO)- Xe bắt đầu rẽ vào con đường bê tông rộng rãi. Trước mắt là xóm làng với những ngôi nhà cao tầng, mái lợp ngói đỏ nhấp nhô. Bên trái là cánh đồng lúa sắp vào vụ gặt, vàng ươm trải dài.

Tháng Chín...

Tháng Chín...

Tháng Chín khiến người ta nhớ và bâng khuâng khi vấn vương một tà áo trắng, một ánh mắt cười trong ngày khai giảng. Mới đó mà đã gần hai mươi năm trôi qua. Không dưng thèm bé lại, được hồn nhiên tung tăng cắp sách tới trường như thuở nào.
Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
Tháng Chín yêu thương

Tháng Chín yêu thương

Ngày đầu tiên của tháng Chín, tôi đi trong nắng thu vàng mà lòng trào dâng nhiều cảm xúc. Xin gửi lời chào tháng mới yêu thương, với Tết Độc lập của dân tộc và những ngày đầu đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.
Thương những bờ xanh

Thương những bờ xanh

(GLO)- Từng có những bờ xanh thật xanh, mãi cứ ngời biếc ở một khoảng nào đó trong tâm thức chúng tôi, những đứa trẻ đã từng lớn lên giữa trong lành xa xưa ấy.
Nhà

Nhà

(GLO)- Bạn từ phố về quê chơi. Suốt đêm đầu tiên, tôi nghe tiếng bạn trở mình, lục đục đi ra, đi vào. Sáng dậy, mắt bạn đỏ kè, ngồi uống cà phê còn ngâm nga câu: “Thức đêm mới biết đêm dài”.
Ngóng mẹ đi chợ về

Ngóng mẹ đi chợ về

(GLO)- Ngóng mẹ đi chợ về luôn là cả một niềm yêu thích với tuổi thơ của chị em chúng tôi. Mỗi lần mẹ đi chợ là chị em mau mải chạy ra cổng hoặc tận đầu ngõ, trốn dưới một bóng cây nào đó và mắt thì cứ liên tục ngóng ra phía mẹ đi về.
Chuyện tình ở xóm Đá Côi

Chuyện tình ở xóm Đá Côi

“Đá Côi”, tên xóm có từ khi nào không ai biết, kể cả ông Sáu, người lớn tuổi nhất vùng lớn lên từ thời Pháp thuộc, trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, giờ vẫn còn trụ lại với bà con nhiều thế hệ.
Ngồi ngắm sương mù

Ngồi ngắm sương mù

(GLO)- Nhiều lần, tôi thấy mình cứ nhớ thương một thứ gì đó rất mơ hồ, hình như là sương mù. Bạn tôi cười bảo: “Sương mù ở đâu mà chẳng có, ngay trong thành phố này, cứ thức dậy thật sớm để chạy bộ ven hồ, trong công viên... là thấy được sương mù giăng tầng tầng lớp lớp”. 
Làng tôi

Làng tôi

(GLO)- Chuyến về quê lần này, tôi theo vợ chồng chú em Huỳnh Văn Hòa ra ruộng mướp vào một sáng mùa hè để tận hưởng không gian thoáng đãng cùng người làng tôi, đất làng tôi.
Ngày hè đã xa

Ngày hè đã xa

(GLO)- Khi những cơn gió Lào bắt đầu xao xác rặng tre gầy, cái ran rát đã cảm nhận được trên da thịt cũng là lúc ngày nghỉ hè chính thức bắt đầu.
Nhớ thu xưa

Nhớ thu xưa

(GLO)- Ngày ấy, khi những cây mù u trong vườn nhà nở chùm hoa trắng phảng phất hương thơm thì tôi biết trời đã sang thu.
Thân thương quà tặng

Thân thương quà tặng

(GLO)- Tặng quà và nhận quà là một phần trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi nền văn hóa. Dù ở hoàn cảnh khác nhau, món quà không giống nhau, nhưng tình cảm dành cho nhau luôn là điều đáng quý.
Nỗi lo mùa mưa

Nỗi lo mùa mưa

(GLO)- Hồi trước, vào những ngày mưa dầm, má tôi thường nhìn trời mà than: Mưa vầy đồng ngập nước hết, lúa hư lấy gì mà ăn đây!