'Từ chối' vượt đèn đỏ, không nhường đường cho xe ưu tiên có thể bị phạt 6-8 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người tham gia giao thông "vượt đèn đỏ" theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hay nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị phạt.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, trong đó mức phạt với hành vi không chấp hành tín hiệu đèn (vượt đèn đỏ) tăng cao. Nhiều người bày tỏ băn khoăn, trong trường hợp đèn đỏ bật sáng mà Cảnh sát giao thông (CSGT) ra tín hiệu phương tiện di chuyển thì có bị phạt nguội?

Vượt đèn đỏ, nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị xử phạt. Ảnh minh hoạ
Vượt đèn đỏ, nhường đường cho xe ưu tiên sẽ không bị xử phạt. Ảnh minh hoạ

Đối với băn khoăn nêu trên, tại khoản 10 Điều 2 của Luật Trật tự, an toàn giao thông nêu, người điều khiển giao thông đường bộ bao gồm: CSGT và người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông đường bộ.

Còn tại Điều 11 của Luật này về chấp hành báo hiệu đường bộ thì người tham gia giao thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường...

Như vậy, trong quá trình trực tiếp kiểm soát hoặc điều tiết giao thông tại các ngã tư thì việc chỉ huy, điều khiển của CSGT là hiệu lệnh cao nhất. Do vậy, nếu trường hợp đèn tín hiệu đã chuyển màu đỏ mà CSGT làm nhiệm vụ tại khu vực chỉ huy phân luồng cho phép di chuyển thì người điều khiển phương tiện phải tuân thủ và đây không bị xem là hành vi vi phạm.

Đại diện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết trong trường hợp phạt nguội, CSGT sẽ cho người vi phạm xem lại clip diễn biến toàn trình của vi phạm vượt đèn đỏ trước khi lập biên bản. Đối với phạt trực tiếp, lực lượng phụ trách đèn sẽ phối hợp với CSGT tại chốt, thông báo vi phạm vượt đèn đỏ để dừng, xử lý, có gửi clip từ trung tâm cho CSGT tại chốt thông báo cho người vi phạm biết. Vậy nên khi người tham gia giao thông "vượt đèn đỏ" theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông sẽ không bị phạt.

Đại diện Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết thêm với trường hợp lái xe không chấp hành tín hiệu đèn để nhường đường cho xe ưu tiên, xe cấp cứu… cũng sẽ không bị xử phạt do Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không xử phạt đối với trường hợp thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết.

Luật này cũng nêu rõ, tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Đáng chú ý, cũng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt 6-8 triệu đồng đối với ô tô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu đi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, tài xế bị phạt bổ sung trừ 4 điểm trên bằng lái.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định, xe ưu tiên, gồm: xe chữa cháy, xe của lực lượng quân sự, công an và kiểm sát đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; đoàn xe có xe cảnh sát giao thông dẫn đường; xe cứu thương đi làm nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê đi làm nhiệm vụ; xe đi làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.

Trừ đoàn xe tang, các xe ưu tiên như trên đều không bị hạn chế tốc độ và được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được.

Theo Nguyễn Hưởng (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trở về từ tâm bão Yagi

Trở về từ tâm bão Yagi

(GLO)- Khi miền Bắc oằn mình khắc phục hậu quả của bão Yagi (cơn bão số 3), những chàng trai, cô gái mang theo tấm lòng của người dân Gia Lai đã nhanh chóng lên đường “chi viện”.

Hoàn thành thi công quốc lộ 19

Hoàn thành tiến độ thi công, phục vụ người dân

(GLO)- Những ngày đầu năm 2025, các đơn vị thi công dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19-đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) đã huy động nhân lực, máy móc gấp rút hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án.