Từ 1-4, Nghị quyết về số giờ làm thêm trong bối cảnh phòng-chống dịch Covid-19 có hiệu lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng-chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Nghị quyết, số giờ làm thêm trong 1 năm được quy định như sau: "Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp sau đây: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động".

Công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh thu gom mủ cao su. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Công nhân Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh thu gom mủ cao su. Ảnh: Vĩnh Hoàng



Số giờ làm thêm trong 1 tháng được quy định: "Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng".

Việc thực hiện quy định về số giờ làm thêm tại Nghị quyết này phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác có liên quan của Bộ luật Lao động. Khi tổ chức làm thêm giờ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4, Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu việc làm thêm giờ; trong trường hợp phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động thực hiện các chế độ phúc lợi bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-4-2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2022.


Liên quan đến Nghị quyết này, báo Dân Việt cho rằng, cần gắn tăng giờ làm thêm với tăng chăm sóc, tăng chế độ phúc lợi cho lao động. Đặc biệt tăng cường giám sát về việc doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Tăng thời gian làm thêm giúp doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, ứng phó với sự thay đổi của thị trường. Tăng ca cũng giúp công nhân có thể gia tăng thu nhập xoay sở với cuộc sống khó khăn hàng ngày nhưng nếu không làm tốt công tác chăm sóc phúc lợi thì về lâu dài có thể làm bào mòn sức khỏe của người lao động.

Trao đổi với báo Dân Việt, Bà Nguyễn Thị Lan Hương-Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động cảnh báo: "Nếu không tính toán kỹ, việc đồng ý tăng lương không kèm theo điều kiện ràng buộc cụ thể có thể đẩy lùi sự phát triển của con người, bào mòn sức khỏe của người lao động về lâu dài".

Theo bà Hương cần phải gia tăng điều kiện khuyến khích hoặc ràng buộc để doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, giảm sự phụ thuộc của con người từ đó tiết kiệm sức lao động cho công nhân. Như vậy, nếu có tăng giờ làm thêm, lao động cũng được bảo vệ sức khỏe, không phải làm việc quá sức.

Còn với ông Lê Đình Quảng-Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng khá đồng tình với phương án tăng giờ làm thêm, tuy nhiên chỉ nên tăng trong khoảng thời gian nhất định. "Xu hướng phát triển của thế giới là giảm giờ làm. Có những quốc gia đã giảm giờ làm xuống chỉ còn 6 tiếng/ngày và làm 5 ngày/1 tuần"-ông Quảng nói. Ông Quảng cũng cho rằng, điều chỉnh giờ làm cần thực hiện trên cơ sở bảo đảm sức khỏe cho người lao động và bù đắp bằng thu nhập hợp lý. Đồng thực hiện tốt chăm sóc bữa ăn phụ ngoài giờ, thực hiện chế độ nghỉ giữa ca, khám sức khỏe định kỳ... để lao động có thể được tái tạo sức lao động.

Theo ông Bùi Sỹ Lợi-Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thì đồng tình với việc Quốc hội đồng ý tăng giờ làm thêm. Tuy nhiên, ông Lợi cũng cho rằng các đơn vị có liên quan nên tăng cường giám sát việc thực thi.

"Bản chất làm thêm giờ là kéo dài thời gian lao động điều này đương nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế nên có chế tài giám sát kiểm tra thực hiện đồng thời khuyến khích doanh nghiệp tăng cường thêm chế độ tiền lương chăm sóc cho lao động"-ông Bùi Sỹ Lợi lưu ý.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.