Trường Đại học Tôn Đức Thắng lọt top 100 trường tốt nhất châu Á năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 22.6, Times Higher Education (THE) công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2023.

Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục đại học được gọi tên trong danh sách này. Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường được xếp hạng cao nhất trong số 6 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, hạng 86, tổng điểm 47.

Theo sau Trường Đại học Tôn Đức Thắng là Trường Đại học Duy Tân với thứ hạng 106, tổng điểm đánh giá 45,3.

Năm ngoái, cả 2 trường này đều xuất hiện trong top 100 tại bảng xếp hạng. Trong đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng xếp thứ 73.

Năm nay, Trường Đại học Duy Tân “tụt hạng” từ 91 xuống thứ hạng 106.

4 trường còn lại của Việt Nam được xếp hạng lần lượt là Đại học Quốc gia Hà Nội (hạng 351 - 400), Đại học Bách khoa Hà Nội (hạng 501 - 600), Đại học Quốc gia TPHCM (hạng 501 - 600) và Đại học Huế (hạng 601+).

So với xếp hạng đại học châu Á năm 2022 của THE, Trường Đại học Tôn Đức Thắng tụt 13 bậc, Trường Đại học Duy Tân cũng tụt 15 bậc.

Thứ hạng của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng giảm so với năm trước.

Năm 2023, Đại học Đà Nẵng từng xuất hiện trong bảng xếp hạng năm 2022 thì năm nay, cái tên có trong bảo xếp hạng là Đại học Huế.

6 trường của Việt Nam lọt vào xếp hạng đại học châu Á 2023. Ảnh chụp màn hình

6 trường của Việt Nam lọt vào xếp hạng đại học châu Á 2023. Ảnh chụp màn hình

Bảng xếp hạng đại học châu Á của THE năm nay có sự góp mặt của 699 trường đại học đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn châu Á. Trong năm thứ 4 liên tiếp, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) và Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nắm giữ vị trí thứ nhất và vị trí thứ 2.

2 đại học của Singapore vẫn giữ vị trí trong top 5 là Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang.

Nhật Bản là quốc gia có nhiều đại diện được xếp hạng nhất châu Á, với 117 tổ chức giáo dục đại học. Tuy nhiên, nếu so sánh thứ hạng trong top 10, Trung Quốc đại lục lại dẫn đầu với 4 trường được xếp hạng trong nhóm cao nhất.

Đại học Quốc gia Seoul (Hà Quốc) đã rời khỏi danh sách 10 trường tốt nhất, tụt từ vị trí số 8 trong năm 2022 xuống vị trí số 11 trong năm nay.

THE là tổ chức xếp hạng đại học uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của QS và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).

Năm nay, bảng xếp hạng đại học châu Á của THE đánh giá dựa trên 13 chỉ số, 5 nhóm lĩnh vực gồm: Đào tạo (môi trường học tập, chiếm 25%), nghiên cứu (khối lượng, thu nhập và danh tiếng, chiếm 30%), trích dẫn (ảnh hưởng của nghiên cứu, chiếm 30%), danh tiếng quốc tế (thu hút giảng viên, sinh viên và nghiên cứu quốc tế, chiếm 7,5%), nguồn thu từ hợp tác với doanh nghiệp (hiệu quả chuyển giao tri thức, chiếm 7,5%).

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.