Trung Quốc quyết định đột ngột, vạn nông dân Việt khóc ròng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nông dân trồng thanh long đang khóc ròng vì thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua khiến thanh long giá rớt xuống còn 2.000-4.000 đồng/kg tùy loại, thậm chí nhiều loại còn không bán được, chín đỏ ngoài ruộng.
Giá rẻ như cho vẫn không bán được
Cách đây nửa tháng, thanh long ở Tiền Giang được thu mua với giá 15.000-20.000 đồng/kg, thậm chí ở Bình Thuận, giá thanh long còn tăng lên 23.000 đồng/kg do Trung Quốc “ăn hàng” mạnh. Nhưng những ngày gần đây, nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) - nơi trồng gần 6.000 ha thanh long - đang khóc ròng vì thương lái không đến thua mua thanh long.
Theo đó, thay vì được thu mua thanh long ruột đỏ với giá 20.000 đồng/kg như trước, thì nay giá giảm xuống còn 4.000-5.000 đồng/kg. Riêng với thanh long ruột trắng, thương lái còn bặt vô âm tín, gọi điện liên tục cũng không đến thu mua.
Nhìn vườn thanh long chín đỏ của mình, anh Vui ở huyện Chợ Gạo buồn rầu nói: “Thương lái nói hiện tại phía Trung Quốc không nhập thanh long nữa nên họ không mua. Thanh long chín đỏ mà nhà vườn chỉ biết treo trên cây đến nứt vỏ, chứ bán không ai mua”.
Thanh long bế tắc đầu ra, giá giảm mạnh ở nhiều tỉnh thành
Thanh long bế tắc đầu ra, giá giảm mạnh ở nhiều tỉnh thành
Tương tự, ông Dũng, một hộ trồng thanh long khác ở huyện Chợ Gạo cũng than thở, ông đang đau đầu vì diện tích 0,5ha thanh long ruột đỏ của nhà mình đã đến kỳ thu hoạch, song thương lái chỉ thu mua loại 1 (loại 3 trái/kg, vỏ chín nhưng tai trên trái vẫn phải xanh).
“Cách đây mấy tháng, cây ra trái, thương lái đặt cọc bao toàn bộ. Giờ họ chỉ mua thanh long loại 1, còn loại khác họ không mua”, ông Dũng nói.
Nhiều nhà vườn khác cũng thừa nhận, thương lái chỉ thu mua loại đạt chuẩn như cân nặng mỗi trái phải khoảng 350 gram trở lên, tai xanh, vỏ đỏ tự nhiên, không bị nứt và bệnh nấm trắng. Số còn lại sẽ bị dạt (tức không mua).
“Tôi đã gọi cho nhiều thương lái quen nhưng mấy ngày rồi mà chưa chịu vào vườn. Thanh long chín treo nhiều ngày là nứt hết”. Chị Kiều, nhà vườn trồng thanh long tại huyện Chợ Gạo nói và cho biết, để giải quyết bớt lượng thanh long đang treo đỏ vườn, nhiều người chọn cách mang ra ven đường bán cho khách.
“Tôi cũng phải đem ra đường bán như thế này, giá cao hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg, mong thu hồi lại được ít vốn”, chị chia sẻ.
Tương tự, tại Bình Thuận - thủ phủ trồng thanh long của cả nước, nông dân cũng đứng ngồi không yên khi thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 đồng/kg, việc thu mua diễn ra rất chậm.
Theo ông Lê Tùng ở xã Hàm Cường (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), gia đình có gần 2.000 trụ thanh long, lứa này thu hoạch khoảng 3 tấn. Thế nhưng đến nay chỉ mới bán được 2 tấn với giá 1.500 đồng/kg, còn 1 tấn đang treo trên cành, chưa có người mua.
Một số chủ vựa thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) cũng thừa nhận họ đang thua mua thanh long với giá dao động từ 2.000-3.000 đồng/kg tùy loại.
Giá giảm, thanh long chín đỏ vườn  không bán được do thương lái bẻ kèo nên một số nhà vườn tại Long An đang trong tình trạng thua lỗ nặng.
Nhiều nhà vườn trồng thanh long khóc ròng vì đến đợt thu hoạch mà thương lái không tới mua
Nhiều nhà vườn trồng thanh long khóc ròng vì đến đợt thu hoạch mà thương lái không tới mua
Trung Quốc ngừng mua để ép giá
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Châu Văn Đức, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chợ Gạo cho biết, năm nay, thanh long chính vụ gặp thời tiết thuận lợi, nhà vườn trúng mùa nhưng thu hoạch cùng thời điểm dẫn đến "dội" hàng.
Tuy nhiên theo ông Đức nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thanh long rớt giá thê thảm là do thị trường Trung Quốc không “ăn hàng”.
“Thanh long chủ yếu xuất sang Trung Quốc, bên đó ngưng mua thì nhà vườn mình lao đao”. Ông nhận định, thương lái Trung Quốc ngừng mua thanh long để ép giá. Hiện giá thanh long tại các nhà vườn giảm gần bằng giá năm 2016. Cụ thể, thanh long ruột đỏ chỉ còn từ 3.000-5.000 đồng/kg, còn thanh long ruột trắng nếu xấu thì không bán được.
Trong khi đó, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Thuận cho hay, diện tích trong thanh long toàn tỉnh hiện lên tới 27.000 ha, sản lượng bình quân khoảng 500-600 nghìn tấn. Từ đầu năm đến tháng 9 vừa qua, giá thanh long rất ổn định, thời điểm cao nhất giá thanh long thu mua tại vườn lên tới trên 20.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, gần đây, thời tiết thuận lợi, nông dân đồng loạt không lặt bông dẫn đến sản lượng lớn khiến nguồn cung dư thừa, giá giảm. Trong khi đó, đầu ra thanh long phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc chiếm đến 70-80%.
Theo một số đầu mối thua mua, giá thanh long sẽ tiếp tục giảm trong vài ngày tới. Khi nào Trung Quốc tiêu thụ hết lượng thanh long đã mua trước đó và quay lại thu mua tiếp, khi ấy giá mới ổn định trở lại.
Trước tình trạng trên, Sở NN-PTNT Bình Thuận khuyến cáo các hộ dân nên chăm sóc thanh long, để khi vụ chong đèn tới sẽ bù vào lứa thanh long hiện tại bị thua lỗ. 
 
 
 
Nông dân Bình Thuận ngao ngán bên thanh long ế tấp đống.
Nông dân Bình Thuận ngao ngán bên thanh long ế tấp đống.
Thiện Chí - Bảo Phương (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.