Trung bình mỗi năm có khoảng 15.800 công chức, viên chức thôi việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 1-10, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng thông tin: từ năm 2020 đến giữa 2022, cả nước có hơn 39.500 viên chức, công chức thôi việc. Trong đó, có hơn 4.000 công chức, hơn 35.000 viên chức.

Tỷ lệ nghỉ ở trung ương là 18% và địa phương 82%. Trung bình số người thôi việc mỗi năm 15.800, chiếm 0,8% tổng biên chế, tập trung nhiều nhất là giáo dục và y tế.

Chiều 30-9, khi tiếp xúc cử tri quận Hà Đông, TP. Hà Nội (trước kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XV), Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết riêng năm 2022, cả nước có 16.000 giáo viên bỏ việc, bình quân cứ 100 nhà giáo thì một người ra khỏi ngành.

Trong lĩnh vực y tế, đã có gần 10.000 nhân viên tại các cơ sở công lập chuyển sang tư nhân từ đầu năm 2021 đến hết tháng 6 năm nay. 

Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2020 đến giữa 2022 đã ghi nhận gần 6.200 cán bộ, công chức, viên chức thôi việc, là mức cao nhất trong 7 năm gần đây...

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, nguyên nhân chính của thôi việc là còn rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của chính sách cải cách tiền lương. Bên cạnh đó, việc thu hút đội ngũ chuyên gia cũng chưa được làm tốt, nên nhiều người có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi đã lựa chọn ra khu vực tư với chính sách tốt hơn.

Ngoài ra, việc tinh giản biên chế khiến khối lượng công việc tăng thêm, tạo thêm áp lực cho những người làm khu vực công. Môi trường, điều kiện làm việc ở một số nơi chưa thực sự giúp cán bộ, công chức phát huy được năng lực. Giáo dục chính trị, tư tưởng, sự cống hiến cho cán bộ, công chức cũng chưa tốt. Ngoài ra, nhiều người rời bỏ khu vực công vì lý do cá nhân như muốn thay đổi công việc, muốn thử sức ở khu vực tư nhân.

PHƯƠNG VI (tổng hợp)

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.