Trồng thứ cây cho mùi thơm, thu lãi cao gấp 3-4 lần trồng ngô, sắn, nông dân ở đây trồng không kịp bán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc trồng và chiết xuất tinh dầu hương nhu đã cho hiệu quả cao gấp 3 - 4 lần so với trồng ngô, sắn, mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới, tăng thu nhập cho nông dân địa phương.

Tinh dầu hương nhu: Xét công nhận đạt OCOP 3 sao

Gần 2 năm triển khai mô hình liên kết giữa Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Thịnh với nông dân xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) trồng và chiết xuất tinh dầu hương nhu đã cho hiệu quả cao gấp 3 - 4  lần so với trồng ngô, sắn, mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới, tăng thu nhập cho nông dân địa phương. Hiện, sản phẩm đang trong quá trình xét công nhận đạt OCOP 3 sao.

 

 Chị Bùi Thị Thúy, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Thịnh kiểm tra chất lượng cây hương nhu chuẩn bị thu hoạch.
Chị Bùi Thị Thúy, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Thịnh kiểm tra chất lượng cây hương nhu chuẩn bị thu hoạch.


Cây hương nhu được trồng ở thôn Đông Thịnh, xã Tú Thịnh từ năm 2000. Nhận thấy địa phương còn nhiều đất trống, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Thịnh đã triển khai mô hình trồng cây dược liệu hương nhu, sản xuất tinh dầu, phát triển kinh tế cho bà con địa phương.  

Chị Bùi Thị Thúy, Giám đốc Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Sơn Thịnh cho biết, cây hương nhu dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế cao, nếu chăm sóc tốt, sau 6 tháng trồng sẽ cho thu hoạch và có thể thu 3 lứa/năm và thu hoạch liên tục từ 4 - 5 năm với năng suất bình quân đạt 10 tấn/lứa/ha. Hiện, hợp tác xã có 8 ha hương nhu đang cho thu hoạch.

 


Năm 2020, sản phẩm tinh dầu hương nhu đã được cấp mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; có chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu. Hiện, hợp tác xã đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm tinh dầu hương nhu đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Từ nguồn nguyên liệu sẵn có, hợp tác xã đầu tư xây dựng nồi chưng cất tinh dầu hương nhu.  Trung bình 1 tấn nguyên liệu, qua chưng cất thu được từ 3,5 - 4 lít tinh dầu, với giá bán 2,1 triệu đồng/1 lít. Doanh thu mỗi ha đạt 115 - 135 triệu đồng/năm.

Sản phẩm tinh dầu hương nhu của hợp tác xã phân phối cho các công ty dược liệu, cơ sở kinh doanh tinh dầu trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc.

Mở rộng diện tích trồng hương nhu

Các sản phẩm tinh dầu của hợp tác xã làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó, đa phần làm không đủ đơn đặt hàng vì nguồn nguyên liệu còn ít. Do vậy, năm 2021, hợp tác xã sẽ trồng mới 4 ha.

Chị Nguyễn Thị Thủy, thôn Đông Thịnh, xã Tú Thịnh cho biết, gia đình có 3,5 ha đất trồng cây ngô, sắn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy trồng cây hương nhu thu nhập cao hơn cây ngô, sắn, cuối năm 2019 chị Thủy đã tham gia hợp tác xã và trồng cây hương nhu trên 3,5 ha đất đồi. Mỗi năm thu hoạch 3 lứa, mỗi lứa đạt trên 10 tấn nguyên liệu/ha, qua chưng cất thu được 40 lít tinh dầu, với giá 2,1 triệu đồng/lít, chị Thủy thu lãi gần 200 triệu đồng/năm. Năm nay, gia đình tiếp tục mở rộng thêm 0,5 ha đất đồi trồng cây hương nhu.

Đồng chí Lương Văn Thuyết, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Thịnh cho biết, đây là sản phẩm tiềm năng, lợi thế của địa phương để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Năm 2020, sản phẩm tinh dầu hương nhu đã được cấp mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc; có chứng nhận sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu.  Hiện, hợp tác xã đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm tinh dầu hương nhu đạt chuẩn OCOP 3 sao.

https://danviet.vn/trong-thu-cay-cho-mui-thom-dac-biet-hieu-qua-cao-gap-3-4-lan-trong-ngo-san-nong-dan-o-day-trong-khong-kip-ban-20210401161650479.htm

 

Theo VŨ HOÀI (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null