Trồng măng tây trong chậu tại nhà, măng tây lớn vù vù ai cũng làm được

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với những ai yêu thích công việc trồng trọt, đừng bỏ lỡ cơ hội thử trồng măng tây, một loại cây dù đòi hỏi sự kiên nhẫn chăm sóc tỉ mỉ nhưng sẽ là nguyên liệu của nhiều món ngon bổ dưỡng cho bữa ăn gia đình.

 


Khi bạn đang có mảnh vườn nhỏ, hoặc khoảng diện tích hạn chế ban công hay sân thượng, hãy nghĩ ngay đến việc tự trồng măng tây trong chậu tại nhà. Chỉ cần trộn đất với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, dành thời gian chăm sóc tỉ mẩn, bạn sẽ có được một vụ thu hoạch bội thu măng tây.
 

 



Măng tây là loại cây đòi hỏi thoát nước tốt. Vì thế, những người làm vườn cần chú ý chọn chậu trồng hay vị trí đất trồng có khả năng thoát nước tốt khi tưới.

Măng tây được mệnh danh là "rau vua" dinh dưỡng trong các loại rau củ. Trong măng tây có chứa rất nhiều vitamin, axit amin, các loại khoáng chất, sắt, canxi, kẽm, chất xơ, chất đạm… Cây măng tây là loại cây trồng lâu năm. Mỗi một vụ trồng từ 1 – 3 năm mới có thu hoạch. Vì thế khi quyết định trồng cần hiểu rõ đặc tính của cây trước khi chọn lựa vị trí và thời điểm thích hợp. Khi măng tây đã trưởng thành thì có thể thu hoạch liên tiếp nhiều vụ trong nhiều năm.

 

 Tuổi thọ của một cây măng tây có thể lên đến 25 năm.
Tuổi thọ của một cây măng tây có thể lên đến 25 năm.


Có hai vụ phù hợp để gieo trồng măng tây là vụ thu đông và vụ xuân hè. Vì đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, cây cần được tưới nhiều nước. Để cây phát triển tốt cần trồng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, nhiệt độ thích hợp cho cây là khoảng 25 – 30 độ C.
 

 Măng tây thường ưa đất có độ phì nhiêu, giàu mùn và phù sa, có thể chọn đất pha cát hoặc đất thịt. Nên trộn đất với các loại phân bón, xơ dừa… để đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Măng tây thường ưa đất có độ phì nhiêu, giàu mùn và phù sa, có thể chọn đất pha cát hoặc đất thịt. Nên trộn đất với các loại phân bón, xơ dừa… để đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
 



Thời gian ủ hạt và ươm hạt mất khá nhiều công sức. Vì thế, bạn có thể chọn cách mua cây con về trồng. Ươm hạt có thể kéo dài từ 3 – 4 tháng. Nếu mua cây con có thể trồng ngay ở giá thể đã trộn đủ dinh dưỡng, bón thúc và phun nước kích thích sự phát triển cho cây.

 

 



Măng tây nên trồng ở nơi có đất thoáng, tránh cỏ mọc nhiều. Vì thế trồng trong chậu cũng là một lợi thế. Có thể rải vôi diệt nấm và mầm bệnh trong đất trước khi trồng.

 

 



Cần bón phân bổ sung dinh dưỡng theo định kỳ như bón lót, bón phân trùn quế, phân hữu cơ… để tăng cường dưỡng chất cho đất.
 

 


Để cây măng tây có thể cho thu hoạch cần đến 6 – 9 tháng. Luôn chú ý đến việc tỉa bỏ cây già, cành già, cây nhỏ còi cọc để tạo độ thoáng cho gốc, hạn chế sâu bệnh và kích mầm măng con.
 

 


Dành một khoảng diện tích nhất định để trồng măng tây, giúp không gian sống thêm đẹp hơn và giúp bữa ăn gia đình thêm nguồn nguyên liệu sạch tự nhiên.

http://https://danviet.vn/trong-mang-tay-trong-chau-tai-nha-mang-tay-lon-vu-vu-ai-cung-lam-duoc-20201108214720142.htm

 

Theo AN NGUYÊN (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null