Trồng chuối mốc cho thu nhập ổn định

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cây chuối mốc có lợi thế là trồng được trên đất cằn cỗi, đồi dốc, lại dễ chăm sóc. Chính vì vậy, vài năm trở lại đây, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Đê Ar (huyện Mang Yang) đã chọn loại cây này để phát triển kinh tế gia đình, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

 

Năm 2012, gia đình anh Dõi là một trong những hộ ở làng Đôn Hyang tiên phong chuyển đổi diện tích mì kém hiệu quả sang trồng cây chuối mốc. Với 6 sào chuối, gia đình anh thu nhập 40-50 triệu đồng/năm. Anh cho biết: “Trước kia, tôi trồng mì nhưng vì đất đồi dốc, cằn cỗi nên cây phát triển kém, năng suất thấp. Nhận thấy cây chuối mốc dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, người dân lại ưa chuộng để chưng thờ nên tôi đã cải tạo đất trồng thử nghiệm 3 sào. Vườn chuối phát triển tốt, cho buồng to. Gia đình tôi thu hoạch đợt đầu tiên thấy hiệu quả hơn cây mì. Vì vậy, đầu năm 2013, tôi trồng thêm 3 sào chuối”.

 Anh Dõi (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) thu hoạch chuối. Ảnh: P.N
Anh Dõi (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) thu hoạch chuối. Ảnh: P.N



Theo anh Dõi, trồng chuối dễ chăm sóc hơn các loại cây trồng khác vì chỉ cần làm cỏ, cắt bỏ lá khô, dọn gốc cho sạch để cây không bị sâu bệnh. Chi phí đầu tư trồng chuối cũng rất ít, chủ yếu là bón phân chuồng. Chuối trồng khoảng 9 tháng sẽ cho thu hoạch. Để chuối cho quả to thì phải thường xuyên tỉa chồi, chỉ giữ 2 chồi/cây và tuổi chồi cách nhau 3 tháng. Sau khi thu hoạch phải đốn bỏ cây mẹ, đào bỏ củ, cắt bỏ lá khô, bẹ khô. “Chuối mốc cho thu hoạch quanh năm. Mỗi tháng, gia đình tôi thu hoạch làm 2 đợt vào giữa tháng và cuối tháng. Với giá bán 3 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi có nguồn thu ổn định 4 triệu đồng/tháng. Riêng đợt Tết Nguyên đán vừa rồi, tôi bán chuối cho thương lái được gần 15 triệu đồng”-anh Dõi cho biết.

Cũng chuyển đổi từ cây mì sang trồng chuối mốc, anh Krơch (làng Dôch Ktu) chia sẻ: “Vì đất đồi dốc nên cây mì cho sản lượng rất thấp, lại thường xuyên bị bệnh nên thu nhập rất bấp bênh. Tôi thấy người dân các làng chuyển sang trồng cây chuối mốc rất phù hợp, chỉ chăm sóc đơn giản cũng có thu. Vì thế, gia đình tôi quyết định chuyển 4 sào đất mì sang trồng cây chuối mốc từ năm 2015. Sau gần 1 năm, chuối cho thu hoạch, hiệu quả kinh tế cao hơn cây mì rất nhiều”. Theo anh Krơch, chuối cũng rất dễ bán. Bình quân mỗi buồng chuối có giá 60-80 ngàn đồng, dịp Tết thì tăng lên khoảng 100-120 ngàn đồng/buồng. Từ khi chuyển đổi sang trồng chuối, gia đình anh có thu nhập ổn định, cuộc sống được cải thiện.

Làng Đôn Hyang hiện có diện tích trồng chuối mốc lớn nhất xã Đê Ar với hơn 250 ha. Làng có 134 hộ thì hộ nào cũng trồng chuối mốc. Nhờ nguồn thu ổn định từ cây chuối, đời sống của bà con nơi đây đã có nhiều thay đổi tích cực, số hộ nghèo giảm dần theo từng năm. Đến nay, làng chỉ còn 16 hộ nghèo.

Chuối là cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm sóc, lại tận dụng được tất cả các bộ phận của cây. Sau khi thu hoạch quả, cây chuối được dùng làm thức ăn cho bò, dê, heo, gà. Hoa chuối, lá chuối tươi và khô đều bán được. Vì vậy, hầu hết các hộ dân làng Đôn Hyang cũng như ở các làng khác trong xã Đê Ar đã chuyển đổi diện tích mì kém hiệu quả sang trồng chuối mốc. Đến nay, tổng diện tích chuối toàn xã khoảng 400 ha. Ông Gớp-Chủ tịch UBND xã Đê Ar-cho biết: Giá chuối hiện nay khoảng 3 ngàn đồng/kg, vào dịp Tết thì khoảng 10 ngàn đồng/kg nên bà con có thu nhập ổn định. Việc chuyển đổi từ cây mì sang trồng chuối mốc đã giúp bà con dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định hơn trước đây.

Diện tích trồng chuối mốc tại xã Đê Ar ngày càng phát triển. Ảnh: Phạm Ngọc
Diện tích trồng chuối mốc tại xã Đê Ar ngày càng phát triển. Ảnh: Phạm Ngọc



Theo ông Nguyễn Tấn Hy-Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mang Yang: Hiện nay, chuối mốc là cây xóa đói giảm nghèo ở xã Đê Ar. Hội Nông dân huyện sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng mô hình trồng chuối ở những vùng đất phù hợp. Các địa phương cũng nên khuyến khích người dân trồng chuối ở những nơi đất cằn cỗi, đồi dốc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tập huấn kỹ thuật cho người dân.

“Điều đáng mừng là người trồng chuối hầu như không phải đi chợ bán lẻ mỗi khi thu hoạch mà được thương lái đến ký hợp đồng thu mua ngay tại vườn định kỳ 2 lần/tháng. Cây chuối đã mang lại thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào Bahnar của xã Đê Ar”-ông Hy thông tin.

 

 PHẠM NGỌC
 

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Chư Prông siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, những năm qua, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã siết chặt quản lý kết hợp với tăng cường thanh-kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 6.387,3 ha sầu riêng. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai phát triển được 33.250 ha cây ăn quả các loại

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai về phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, đến nay, toàn tỉnh có khoảng 33.250 ha cây ăn quả các loại (tăng 17.314 ha so với năm 2019).

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.