Triển vọng từ tổ hợp tác "3 cùng" ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Toàn tỉnh Gia Lai có 498 tổ hợp tác (THT) với 4.305 thành viên. Trung bình mỗi THT có từ 3 thành viên trở lên. Các thành viên đều tự nguyện gia nhập THT, cùng đóng góp tài sản và công sức để làm việc, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Nhiều THT sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả thiết thực.

Phát triển nghề nuôi ong lấy mật

Tổ hợp tác Nuôi ong mật xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Păh) hiện có 13 thành viên, do ông Phạm Văn Đua làm Tổ trưởng. Khi mới thành lập (tháng 10-2022), THT có 8 thành viên, nuôi hơn 1.000 đàn ong mật. Đến nay, THT này đã có 13 thành viên, nuôi hơn 1.500 đàn ong. Dự tính đến cuối năm 2023, THT có tổng cộng 2.000 đàn ong, cho thu hoạch hơn 40.000 lít mật, trị giá khoảng 2,5 tỷ đồng. Ngoài nguồn thu nhập mật ong, các thành viên còn có nguồn thu nhập từ việc nhân đàn, bán con giống, phấn hoa và các sản phẩm khác. Nhiều thành viên của THT có thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

"Mỗi tháng, THT sinh hoạt một lần để các thành viên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi ong, vận chuyển các đàn ong đến những vùng đất có nhiều hoa an toàn, bán các sản phẩm sau thu hoạch, xử lý trường hợp đàn ong bị bệnh thối ấu trùng, bệnh nhiễm trùng, bại liệt, trúng độc”-ông Đua thông tin.

Ông Nguyễn Công Vụ (bìa trái)-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pếch và anh Trần Ngọc Minh trao đổi chất lượng xuất kén tằm. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Nguyễn Công Vụ (bìa trái)-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pếch và anh Trần Ngọc Minh trao đổi chất lượng xuất kén tằm. Ảnh: Hoàng Cư

Ông Huỳnh Trọng Hưng-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng-cho biết: “Nghề nuôi ong lấy mật ở Nghĩa Hưng đã có từ lâu. Tuy vậy, mô hình THT liên kết nuôi ong mật mới có 2 năm nay, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Bà con nâng cao kiến thức, có nguồn thu nhập tốt, có điều kiện nâng cao đời sống, tất cả cũng nhờ nuôi ong mật. Xã luôn tạo điều kiện cho những người có cùng sở thích, cùng hành nghề thành lập THT để nâng cao thu nhập, xây dựng xã Nghĩa Hưng phát triển".

Được mùa lá dâu, trúng giá kén tằm

Nghề trồng dâu nuôi tằm ở làng O Pếch (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) hình thành từ năm 2018. Khi đó, một số hộ nông dân mạnh dạn phá bỏ diện tích cà phê già cỗi, xa nguồn nước tưới và diện tích hồ tiêu không hiệu quả để chuyển sang trồng dâu nuôi tằm.

Thời gian đầu, do thiếu kinh nghiệm, hiểu biết kỹ thuật, nơi tiêu thụ nên hiệu quả không cao, thậm chí có hộ thua lỗ nặng. Tuy vậy, bà con vẫn kiên trì vừa học vừa làm. Đầu năm 2000, các hộ trồng dâu nuôi tằm bắt đầu có lãi. Cuối năm 2020, 35 thành viên quyết định liên kết với nhau để thành lập THT trồng dâu nuôi tằm xã Ia Pếch, do ông Trần Ngọc Minh làm Tổ trưởng.

Anh Trần Ngọc Minh (bìa phải)-Tổ trưởng THT Trồng dâu nuôi tằm xã Ia Pếch thăm rẫy dâu của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư

Anh Trần Ngọc Minh (bìa phải)-Tổ trưởng THT Trồng dâu nuôi tằm xã Ia Pếch thăm rẫy dâu của gia đình. Ảnh: Hoàng Cư

Từ khi thành lập, các thành viên càng có điều kiện nắm bắt kiến thức, quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, phát huy sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình, lựa chọn giống dâu làm thức ăn cho tằm như VA201, VH15, VH17, S7-CB và những kỹ thuật chăm sóc giống bán kén, nhộng tằm, hạn chế tình trạng thương lái ép giá... Nhiều gia đình ở làng O Pếch có thu nhập trung bình từ 20 triệu đồng/tháng trở lên.

Bà Dung phấn khởi nói: “Nghề trồng dâu nuôi tằm ít vốn đầu tư, công việc phù hợp với chị em phụ nữ chúng tôi. Năm 2022, gia đình tôi thu hơn 400 triệu đồng từ việc trồng gần 1 ha dâu nuôi tằm”.

Đưa chúng tôi tham quan một lượt, ông Minh kể: “Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm xã Ia Pếch hiện có 53 thành viên, trong đó có 5 người Jrai ở làng Ku Tong và làng De Chí. Chúng tôi canh tác hơn 40 ha dâu tằm. Năm 2022, Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang và Công ty Tơ tằm Ba Minh (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) thu mua với giá 180 ngàn đồng/kg kén tằm. Năm 2023, các công ty này thu mua với giá trung bình là 205 ngàn đồng/kg. Năm nay, chăn nuôi thuận lợi, chúng tôi tin rằng thu nhập sẽ tăng lên".

Ông Nguyễn Thế Hùng-Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh-cho hay: “Tổ hợp tác được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như hợp tác xã. Mô hình THT rất phù hợp với điều kiện thực tế ở nông thôn nên bà con tự nguyện gia nhập. Tỉnh khuyến khích các địa phương thành lập THT theo đúng quy định để liên kết làm ăn với các đối tác trong và ngoài nước, góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh”.

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.