Tri ân những người ngã xuống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn ba thập kỷ qua, hành trình tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia về nước của Đội K53 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) là hành trình thiêng liêng tri ân những người đã ngã xuống.

tri-an-nhung-nguoi-nga-xuongdd.jpg
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum và BTLQK5 đưa các liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: DN

Vượt qua muôn vàn khó khăn để thực hiện sứ mệnh cao cả, những người lính K53 thầm lặng tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã hy sinh tại ba tỉnh Nam Lào (Attapư, Sê Kông, Chămpasắc) và tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia).

Được thành lập từ năm 1994, đến nay Đội K53 đã tìm kiếm, quy tập được 1.393 hài cốt liệt sĩ, trong đó tại Nam Lào 938 hài cốt và tại Ratanakiri 458 hài cốt. Riêng trong mùa khô 2024 - 2025, đội đã tìm được 26 hài cốt liệt sĩ.

Để có được những con số này là biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt và cả máu của các cán bộ, chiến sĩ Đội K53.

Trong những cánh rừng rậm rạp, dốc thẳm, núi cao, địa hình hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, cán bộ, chiến sĩ Đội K53 đã không ngại khó khăn, bền bỉ tìm kiếm, khảo sát, xác minh hàng ngàn thông tin trên toàn bộ 19 huyện của ba tỉnh Nam Lào và 6 huyện của tỉnh Ratanakiri. Đào bới hàng trăm ngàn mét khối đất đá lần tìm từng dấu tích để đưa các anh hùng liệt sĩ trở về với Tổ quốc, với gia đình và đồng đội.

2trian.jpg
Các chiến sĩ Đội K53 ôm hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy trong tháng 12/2024 tại bản Hạt Săn, huyện Xay Sệt Thả, tỉnh Attapư (Lào). Ảnh: D.N

Thế nhưng với Đại úy QNCN Trần Viết Định- người đã có 11 năm trực tiếp tham gia tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Campuchia và Lào thì khó khăn, vất vả gặp phải không là gì so với sự hi sinh của cha ông.

“Để đất nước hòa bình, thống nhất các bác đã hy sinh cả tính mạng mình, vì vậy chúng tôi phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tìm kiếm các bác, đưa các bác về đoàn tụ với gia đình, quê hương, đất nước. Cứ đào xuống mà thấy tăng, võng là thấy các bác rồi đấy, là bao nhiêu khó khăn vất vả quên hết. Cuốc, xẻng là ba tháng phải thay mới một lần vì mòn, vì gãy; cuốc chim, xà beng cũng mòn hết nhưng ý chí thì không bao giờ mòn”- anh Định nghẹn ngào nói.

Chính tinh thần ấy đã giúp Đội K53 vững vàng bước tiếp trên hành trình tri ân, dù đối mặt với nhiều khó khăn hơn qua từng năm như thông tin về mộ liệt sĩ ngày càng ít, độ chính xác giảm; địa hình thay đổi nhiều, trải rộng, hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giao thông cách trở. Thế nhưng, vượt lên tất cả, các cán bộ, chiến sĩ Đội K53 luôn đặt quyết tâm đưa được hết các liệt sĩ về yên nghỉ trong lòng đất Mẹ.

Để tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ về nước đáp ứng nguyện vọng của thân nhân gia đình liệt sĩ và toàn thể nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện chuyên môn, rèn luyện thể lực và kỹ năng cho các chiến sĩ Đội K53 nhằm rèn luyện khả năng chịu đựng, sức khỏe bền bỉ và trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực địa trong rừng sâu, núi cao.

Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ được giáo dục đầy đủ về pháp luật của nước sở tại, phong tục tập quán địa phương, cũng như tăng cường kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Lào và tiếng Campuchia. Qua đó, không chỉ thực hiện nhiệm vụ quân sự mà còn góp phần gìn giữ, phát huy mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia.

Theo Đại tá Bùi Minh Chí- Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, những người được chọn vào Đội K53 đều là những cán bộ, chiến sĩ ưu tú, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng và ý thức trách nhiệm cao. 100% cán bộ, chiến sĩ đều nhận thức rõ nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả nên đều chủ động thu xếp tốt công việc cá nhân, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ là nhiệm vụ hết sức gian khó nhưng thiêng liêng; thể hiện sự tri ân của các cấp chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh đối với các liệt sĩ nói chung và cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào và Campuchia nói riêng, đã chiến đấu, hy sinh anh dũng vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.

Hơn 30 năm với hành trình tri ân của các cán bộ, chiến sĩ Đội K53 đã thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc. Mỗi chuyến đi là một cuộc hành trình trở về với cội nguồn, là một lời tri ân gửi đến những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Việc tìm kiếm, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sĩ không chỉ là nhiệm vụ mà là nghĩa cử thiêng liêng, là sợi dây nối quá khứ - hiện tại - tương lai bằng tình yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc.

Theo Dương Nương (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Độc đáo chợ chiều Pleiku

Độc đáo chợ chiều Pleiku

(GLO)- Tuy chỉ diễn ra vài tiếng đồng hồ, nhưng những phiên chợ chiều trên phố núi Pleiku vẫn đông đúc kẻ bán, người mua. Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, chợ còn là nơi để những ai khi đến mua sắm hiểu hơn về văn hóa và cư dân của vùng đất cao nguyên này.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Vừa vặn sống

Vừa vặn sống

(GLO)- Thỉnh thoảng, trong một buổi sớm mai, nếu không phải bận bịu quá với công việc, tôi thường ngồi bên vỉa hè, dưới một gốc thông.

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

Ia Grai tổ chức hội thảo về vai trò của sách

(GLO)- Sáng 9-5, tại Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Dự án Sách hay cho học sinh Tiểu học tổ chức Hội thảo “Về vai trò của sách, các biện pháp đưa sách đến với học sinh”. Chương trình do Quỹ Tâm Nguyện Việt tài trợ.

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

Đại lễ Phật đản góp phần lan tỏa giá trị văn hóa Phật giáo

(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

Xây dựng hồ sơ nghệ nhân tạc tượng: Gìn giữ, trao truyền vốn quý

(GLO)- Là đại diện của nền điêu khắc dân gian Tây Nguyên, tượng gỗ mang giá trị biểu đạt cao về đời sống và quan niệm thẩm mỹ của đồng bào dân tộc thiểu số. Tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), một hồ sơ nghệ nhân tạc tượng đã được xây dựng với mong muốn gìn giữ và trao truyền vốn quý di sản.