Trên 20.000 người di cư thiệt mạng trên tuyến đường ở Địa Trung Hải kể từ năm 2014

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, số người di cư bị thiệt mạng tăng cao nhất kể từ năm 2017.
Phương tiện của người di cư. Ảnh: AFP/TTXVN

Phương tiện của người di cư. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo cáo thống kê trong giai đoạn trên, 441 người di cư thiệt mạng khi tìm đường tới châu Âu, nhưng có thể con số này thấp hơn thực tế. IOM cho rằng chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ của các nước bị gián đoạn là một nguyên nhân dẫn tới số vụ sự cố thêm nghiêm trọng.

Giám đốc IOM Antonio Vitorino cho rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo tiếp diễn trong thời gian dài ở Địa Trung Hải là điều không thể chấp nhận. Trên 20.000 người đã thiệt mạng trên tuyến đường di cư này kể từ năm 2014. Ông Vitorino kêu gọi các chính phủ hành động, giảm thiểu tình trạng gián đoạn hay thiếu các chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn.

IOM cho biết việc để xảy ra gián đoạn các chiến dịch trên là một phần nguyên nhân dẫn tới ít nhất là 6 vụ tai nạn người di cư trong năm 2023, khiến ít nhất 127 người thiệt mạng. IOM đang điều tra một số báo cáo về các trường hợp thuyền chở người di cư mất tích mà không có người sống sót, không thấy thi thể và không có các chiến dịch tìm kiếm, cứu nạn và tung tích của trên 300 người trên những con thuyền này hiện chưa được xác định.

Italy là một trong những điểm đến chính của những người di cư cố gắng vào châu Âu bằng đường biển, sau đó tìm cách đi tiếp đến các quốc gia Bắc Âu giàu có hơn. Tuy nhiên, để làm được như vậy, họ phải vượt qua con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới.

Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, từ đầu năm đến nay, 12.000 người di cư đến Italy khởi hành từ Tunisia, so với 1.300 người trong cùng kỳ năm 2022.

Theo thống kê, lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia đã ngăn chặn hơn 14.000 người di cư lên thuyền trong ba tháng đầu năm nay, so với 2.900 người trong cùng kỳ năm ngoái.

TS ( từ TTXVN, baoquocte.vn,vtv.vn)

Có thể bạn quan tâm

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

Sôi nổi phong trào "Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi"

(GLO)- “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi” là phong trào truyền thống của ngành cao su trong và ngoài tỉnh Gia Lai. Không chỉ dấy lên không khí thi đua sôi nổi, phong trào còn góp phần trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đào tạo đội ngũ công nhân vững lý thuyết, giỏi thực hành.

Các đảng viên, cán bộ, công chức xã Phú Cần sinh hoạt định kỳ hàng tuần việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Nam

Phú Cần áp dụng công nghệ số trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(GLO)- Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiệu quả, Đảng uỷ xã Phú Cần (huyện Krông Pa) đã áp dụng công nghệ thông qua phần mềm Kahoot (Phần mềm trắc nghiệm online miễn phí) và đã được đội ngũ cán bộ, công chức của xã đón nhận và hưởng ứng nhiệt tình.

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

Phụ nữ Ia Rsai tiết kiệm để giúp người nghèo

(GLO)- Mô hình “Hũ gạo tình thương”, “Heo đất tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được duy trì suốt 1 thập kỷ qua. Thông qua mô hình, phụ nữ Ia Rsai thực hành tiết kiệm để giúp người nghèo và các hoàn cảnh khó khăn.

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Hạt thóc nghĩa tình

Hạt thóc nghĩa tình

(GLO)- Từ sáng kiến kho thóc tình thương của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Bùi Ngọc Đủ khi ông công tác tại Hội Cựu chiến binh huyện Mang Yang, phong trào đã lan rộng tới các Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã trên địa bàn huyện.