Tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ - kỳ tích của mỹ thuật Việt Nam  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức tranh panorama "Trận chiến Điện Biên Phủ" vừa được trao giải Nhất - Giải thưởng Hội Mỹ thuật và sẽ nhận Giải thưởng xuất sắc của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam vào ngày 4.1. Tác phẩm được đánh giá là kỳ tích của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại.

Bức tranh panorama
Bức tranh panorama "Trận chiến Điện Biên Phủ" liên tiếp nhận được các giải thưởng cao. Ảnh: Văn Thành Chương


Kỳ tích của nền Mỹ thuật Việt Nam

Bức tranh panorama ''Trận chiến Điện Biên Phủ’’ hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Đây là tác phẩm do Công ty Bảo tồn Di sản văn hóa tổ chức thực hiện.

Tác phẩm được thể hiện bằng chất liệu acrylic trên toan với sự tham gia sáng tác của gần 100 họa sĩ, trưởng nhóm tác giả là họa sĩ Nguyễn Văn Mạc – Giám đốc Công ty Bảo tồn Di sản văn hóa. Bức tranh panorama được thực hiện trong 2 năm 6 tháng.

“Trận chiến Điện Biên Phủ” có chiều dài 132m, cao hơn 9m cùng với phần mái vòm liền kề thể hiện mây trời đã tạo ra một bức tranh có diện tích bề mặt lên đến 3.250m² và được coi là một trong những tác phẩm mỹ thuật lớn nhất thế giới về đề tài chiến tranh. Tranh được được thể hiện lên toàn bộ bề mặt phía trong của tòa nhà hình trụ có đường kính 42m.

 

Hình ảnh binh lính Pháp khi thất thủ tại Chiến trường Điện Biên.
Hình ảnh binh lính Pháp khi thất thủ tại Chiến trường Điện Biên.



Toàn bộ bức tranh có hơn 4.500 nhân vật và khung cảnh núi rừng Tây Bắc được tái hiện một cách chân thực và sống động. Các giai đoạn của chiến dịch được thể hiện liên hoàn, kết hợp với các khối nổi và nhiều vật dụng trong chiến tranh được sắp đặt hợp lý đã tạo nên một không gian vừa thực lại vừa ảo gây ấn tượng mạnh với người xem.

Nội dung bức tranh được chia thành 4 trường đoạn: Toàn dân ra trận; Khúc dạo đầu hùng tráng; Cuộc đối đầu lịch sử và Chiến thắng Điện Biên. Tất cả các hình ảnh và sự kiện được xâu chuỗi, kết nối liền mạnh theo diễn biến của chiến dịch, tạo cho người xem một cái nhìn đầy đủ, trực quan và sinh động.


 

Du khách tham quan bức tranh panorama tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Du khách tham quan bức tranh panorama tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.



Theo đánh giá của ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam: “Trận chiến Điện Biên Phủ là tác phẩm nghệ thuật, hoành tráng về quy mô, ấn tượng về nghệ thuật, đem đến cho người xem cảm giác chân thực, sống động nhất về diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Còn ông Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thì nhận xét, đây là một kỳ tích đặc biệt, chưa từng có của nền mỹ thuật Việt Nam đương đại!

“Các nghệ sĩ còn rất trẻ đã tự tin chấp nhận những thách thức đầy áp lực để thể hiện khả năng nghề nghiệp khi đi ngược thời gian, tái hiện thành công trên nền lịch sử hào hùng và vĩ đại của dân tộc với Chiến thắng Điện Biên Phủ, chấn động địa cầu" - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam nói.

Chia sẻ cảm xúc với Báo Lao Động khi tác phẩm liên tục đoạt các giải thưởng danh giá, họa sĩ Nguyễn Văn Mạc – trưởng nhóm tác giả cho biết: “Đây là một vinh dự rất lớn, là động lực để chúng tôi tiếp tục theo đuổi những để tài lịch sử có quy mô và giá trị để lại cho các thế hệ mai sau”.


 

Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - nơi lưu giữ bức tranh.
Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - nơi lưu giữ bức tranh.


Hành trình 10 năm từ ý tưởng đến hiện thực

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Vũ Thị Tuyết Nga - Giám đốc Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho hay, ngay từ 10 năm trước, khi xây dựng Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ý tưởng thực hiện bức tranh panorama đã được đưa vào trong thiết kế (giai đoạn 2 của công trình).

“Tuy nhiên, vào thời điểm đó ở nước ta chưa có cá nhân, tổ chức nào đủ năng lực thực hiện một bức tranh panorama có quy mô và kích thước lớn như vậy. Tỉnh Điện Biên cũng đã mời cả chuyên gia người Nga sang khảo sát và lên phương án nhưng bức tranh vẫn không được thực hiện” – Bà Nga nói.

Năm 2014, Công ty Bảo tồn Di sản văn hóa đã đề xuất phương án, xây dựng đề cương và phác thảo ý tưởng. Sau nhiều lần vẽ, chỉnh sửa, phác thảo đã được đưa ra hội đồng nghệ thuật gồm các chuyên gia mỹ thuật hàng đầu của Việt Nam phân tích, đánh giá; Tổ chức hội thảo với sự tham gia của nhiều cựu chiến binh Điện Biên Phủ, các nhà sử học và nhà báo cùng đóng góp ý kiến.

 

 Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc được tái hiện trong trường đoạn “Toàn dân ra trận“.
Khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc được tái hiện trong trường đoạn “Toàn dân ra trận“.



Đến năm 2018 thì phương án thực hiện bức tranh mới được phê duyệt và đến tháng 11.2019 những nét vẽ đầu tiên của bức tranh “Trận chiến Điện Biên Phủ” mới được triển khai.

Theo họa sĩ Nguyễn Văn Mạc – trưởng nhóm tác giả, để thực hiện đề cương về nội dung bức tranh, Công ty Bảo tồn Di sản văn hóa đã mời các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như: Lịch sử, quân sự, mỹ thuật; các nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch, đạo diễn, nhà điêu khắc tham gia tư vấn.

Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tranh ảnh, phim tư liệu lịch sử, từ năm 2014 đến năm 2017, Công ty cũng đã cử các hàng chục họa sĩ đi nhiều nơi như: Thư viện Quốc gia, các Trung tâm lưu trữ quốc gia, Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ...


 

 Hình ảnh sống động của binh lính 2 bên trong hầm trú ẩn.
Hình ảnh sống động của binh lính 2 bên trong hầm trú ẩn.


“Đặc biệt, chúng tôi cũng đi nhiều nơi để tìm gặp các cựu chiến binh, đến nhiều gia đình có thân nhân hi sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ để thu thập thông tin, hình ảnh, đặc biệt là chân dung các cựu chiến binh, anh hùng liệt sĩ giai đoạn tham gia chiến dịch. Do đó, phần lớn chân dung các “Chiến sĩ Điện Biên” xuất hiện trong tác phẩm này là nhân vật có thật!” – ông Nguyễn Văn Mạc xúc động nói.

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/tranh-panorama-tran-chien-dien-bien-phu-ky-tich-cua-my-thuat-viet-nam-1134009.ldo

Theo VĂN THÀNH CHƯƠNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.