Vì sao tranh của họa sĩ Việt ngày một có giá trị trên thị trường quốc tế?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc loạt tranh của Thang Trần Phềnh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ được bán với giá khủng khiến nhiều người đặt ra  câu hỏi: "Liệu tranh Việt có đang thăng hạng trên thị trường quốc tế?".

Bức
Bức “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ. Ảnh: Sotheby's
Có thể thấy trong vài năm trở lại đây, tranh Việt đang được quan tâm ở thị trường quốc tế. Đã có không ít bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Thang Trần Phềnh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ được bán với giá tiền tỉ. 
Trong phiên đấu giá Indochine - Chapitre 14 hôm 4.10 của nhà Lynda Trouvé tại trung tâm Drouot, Paris, Pháp, hai tác phẩm của cố họa sĩ Việt Nam Thang Trần Phềnh là "Chơi bài" đã được bán với giá 600.000 Euro (giá sau phí là 780.000 Euro, xấp xỉ 18,5 tỉ đồng) và tác phẩm "Xem bói" là 550.00 Euro (giá sau phí là 715.000 Euro, xấp xỉ 17 tỉ đồng). Còn bức "Thé et Sympathie" của Lê Phổ được bán với giá 1,36 triệu USD (gần 33 tỉ đồng) tại Sotheby's.   
Theo giới chuyên môn, những bức tranh của các danh họa càng có tiếng thì tác phẩm càng được giá. Điều này cũng được hiểu ngược lại có rất nhiều tác giả có tranh đẹp, tốt về mặt kỹ thuật, bút pháp nhưng không bán được giá cao vì độ danh tiếng không bằng. 
Nhìn chung, các họa sĩ như Mai Trung Thứ, Lê Phổ... đều là các họa sỹ đời đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, lại sống ở Pháp nên nguồn gốc xuất xứ tranh của họ đều khá đảm bảo.
Ngoài những yếu tố trên thì tính riêng biệt, đặc sắc và đậm chất Việt Nam được xem là những mấu chốt quan trọng khiến nhiều người yêu thích và muốn mua tranh bằng được.

Bức “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ. Ảnh: Sotheby's
Bức "Thé et Sympathie" cố họa sĩ Lê Phổ. Ảnh: Sotheby's
Vì sao tranh Việt thăng hạng trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây? Trả lời câu hỏi này, nhà nghiên cứu nghệ thuật Lý Đợi nói với Lao Động: "Thứ nhất, ngay khi khóa đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tốt nghiệp (khoảng 1930), thì tranh Việt của các sinh viên/họa sĩ trẻ này đã xuất hiện tại một số phiên đấu xảo quốc nội và quốc tế. Với hơn 90 năm hiện diện trên thị trường quốc tế, nếu không vì chiến tranh và các lý do khách quan, bất khả kháng khác, tranh Việt đã thăng hạng từ rất lâu.
Thứ hai, khoảng 10 năm gần đây, người Việt bắt đầu chơi tranh Việt nhiều hơn, nên tình trạng lùng sục, khan hiếm tranh quý tranh đẹp là tất yếu, vì vậy phải tăng giá để có cơ hội sở hữu. Tính từ thế hệ sưu tập thứ nhất - thời ông Đức Minh, Nguyễn Xuân Oánh… chỉ chừng 5-10 người - sau khoảng 60 năm, Việt Nam đã có thế hệ sưu tập thứ 5, xuất hiện từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Những năm 2000-2005, thế hệ thứ 5 này chỉ khoảng 40-50 người, đến nay đã tăng hơn 10 lần, nên việc thăng hạng tranh Việt còn khốc liệt hơn trong 5-10 năm tới.
Thứ ba, nếu trước đây chỉ có người Pháp và các tùy viên văn hóa, lãnh sự Châu Âu chơi tranh Việt, thì bây giờ là khắp thế giới. Toàn thế giới có khoảng 20 nhà đấu giá có đấu tranh Việt và người mua trải rộng khắp 4 phương, đặc biệt là sự nổi lên của Mỹ, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á… Chúng ta không cần ngạc nhiên khi các bộ sưu tập tranh lớn ở Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines… có khá nhiều tranh Việt".
Theo Đông Du (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

Nguyễn Thị Thanh Thúy: Chọn đi đường dài với văn chương

(GLO)- Được đào tạo chuyên ngành Văn học, khi ra trường lại quyết liệt theo đuổi nghề báo, sau đó “đầu quân” vào ngành Công an và bất chợt tìm thấy niềm hạnh phúc với văn chương-đó là những bước ngoặt bất ngờ trong cuộc sống của Thượng úy Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phòng ANCT nội bộ, Công an tỉnh).

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...