Vì sao tranh của họa sĩ Việt ngày một có giá trị trên thị trường quốc tế?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc loạt tranh của Thang Trần Phềnh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ được bán với giá khủng khiến nhiều người đặt ra  câu hỏi: "Liệu tranh Việt có đang thăng hạng trên thị trường quốc tế?".

Bức
Bức “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ. Ảnh: Sotheby's
Có thể thấy trong vài năm trở lại đây, tranh Việt đang được quan tâm ở thị trường quốc tế. Đã có không ít bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Thang Trần Phềnh, Lê Phổ, Mai Trung Thứ được bán với giá tiền tỉ. 
Trong phiên đấu giá Indochine - Chapitre 14 hôm 4.10 của nhà Lynda Trouvé tại trung tâm Drouot, Paris, Pháp, hai tác phẩm của cố họa sĩ Việt Nam Thang Trần Phềnh là "Chơi bài" đã được bán với giá 600.000 Euro (giá sau phí là 780.000 Euro, xấp xỉ 18,5 tỉ đồng) và tác phẩm "Xem bói" là 550.00 Euro (giá sau phí là 715.000 Euro, xấp xỉ 17 tỉ đồng). Còn bức "Thé et Sympathie" của Lê Phổ được bán với giá 1,36 triệu USD (gần 33 tỉ đồng) tại Sotheby's.   
Theo giới chuyên môn, những bức tranh của các danh họa càng có tiếng thì tác phẩm càng được giá. Điều này cũng được hiểu ngược lại có rất nhiều tác giả có tranh đẹp, tốt về mặt kỹ thuật, bút pháp nhưng không bán được giá cao vì độ danh tiếng không bằng. 
Nhìn chung, các họa sĩ như Mai Trung Thứ, Lê Phổ... đều là các họa sỹ đời đầu của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, lại sống ở Pháp nên nguồn gốc xuất xứ tranh của họ đều khá đảm bảo.
Ngoài những yếu tố trên thì tính riêng biệt, đặc sắc và đậm chất Việt Nam được xem là những mấu chốt quan trọng khiến nhiều người yêu thích và muốn mua tranh bằng được.

Bức “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ. Ảnh: Sotheby's
Bức "Thé et Sympathie" cố họa sĩ Lê Phổ. Ảnh: Sotheby's
Vì sao tranh Việt thăng hạng trên thị trường quốc tế trong những năm gần đây? Trả lời câu hỏi này, nhà nghiên cứu nghệ thuật Lý Đợi nói với Lao Động: "Thứ nhất, ngay khi khóa đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tốt nghiệp (khoảng 1930), thì tranh Việt của các sinh viên/họa sĩ trẻ này đã xuất hiện tại một số phiên đấu xảo quốc nội và quốc tế. Với hơn 90 năm hiện diện trên thị trường quốc tế, nếu không vì chiến tranh và các lý do khách quan, bất khả kháng khác, tranh Việt đã thăng hạng từ rất lâu.
Thứ hai, khoảng 10 năm gần đây, người Việt bắt đầu chơi tranh Việt nhiều hơn, nên tình trạng lùng sục, khan hiếm tranh quý tranh đẹp là tất yếu, vì vậy phải tăng giá để có cơ hội sở hữu. Tính từ thế hệ sưu tập thứ nhất - thời ông Đức Minh, Nguyễn Xuân Oánh… chỉ chừng 5-10 người - sau khoảng 60 năm, Việt Nam đã có thế hệ sưu tập thứ 5, xuất hiện từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Những năm 2000-2005, thế hệ thứ 5 này chỉ khoảng 40-50 người, đến nay đã tăng hơn 10 lần, nên việc thăng hạng tranh Việt còn khốc liệt hơn trong 5-10 năm tới.
Thứ ba, nếu trước đây chỉ có người Pháp và các tùy viên văn hóa, lãnh sự Châu Âu chơi tranh Việt, thì bây giờ là khắp thế giới. Toàn thế giới có khoảng 20 nhà đấu giá có đấu tranh Việt và người mua trải rộng khắp 4 phương, đặc biệt là sự nổi lên của Mỹ, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á… Chúng ta không cần ngạc nhiên khi các bộ sưu tập tranh lớn ở Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines… có khá nhiều tranh Việt".
Theo Đông Du (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.