Xếp sách nghệ thuật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.

Vài năm trở lại đây, tại các sự kiện quảng bá sách và văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh thường xuất hiện mô hình xếp sách nghệ thuật khiến không gian trở nên ấn tượng. Từ những biểu tượng nổi tiếng trong cả nước như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khuê Văn Các, Tháp Rùa (Hà Nội), Bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh) đến các địa chỉ văn hóa-lịch sử trong tỉnh như: Quảng trường Đại Đoàn Kết, Quốc môn Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh… đều được mô phỏng như thật thông qua tài sắp xếp hàng trăm cuốn sách khác nhau. Ngoài ra, tùy vào từng chủ điểm, ngày hội sách cũng được trang trí thêm bởi các mô hình như: cờ búa liềm, xe tăng, ngọn hải đăng, nhà rông, ghè rượu, thuyền độc mộc…

Xếp sách nghệ thuật mô hình nhà rông do viên chức Thư viện tỉnh thực hiện. Ảnh: Lam Nguyên

Xếp sách nghệ thuật mô hình nhà rông do viên chức Thư viện tỉnh thực hiện. Ảnh: Lam Nguyên

Anh Nguyễn Thế Phiệt-Nhân viên Phòng Phục vụ bạn đọc (Thư viện tỉnh) cho hay: Xếp sách nghệ thuật là một cách tuyên truyền sách mới lạ bên cạnh một số hình thức khác như tuyên truyền miệng, thông qua video, nền tảng số… Là người chịu khó tìm tòi, học hỏi, anh Phiệt đã thành công với nhiều mô hình ấn tượng, đòi hỏi khiếu thẩm mỹ và sự tâm huyết, tỉ mỉ cao độ. Từ hình dung, phác thảo ban đầu cho đến bắt tay thực hiện, anh mất khoảng 1-2 tháng để hoàn thiện. “Một mô hình xếp sách nghệ thuật cần đảm bảo các tiêu chí như: đa dạng tài liệu sách; thể loại đồng điệu với chủ đề trưng bày; gáy sách phải hướng ra ngoài, chữ xuôi... Cùng với đó, màu sắc bìa sách cũng phải phù hợp với sự vật, công trình mô phỏng”-anh Phiệt chia sẻ.

Mặt khác, tùy nội dung cuốn sách cần giới thiệu, nhân viên Thư viện tỉnh sẽ chọn mô hình tương ứng. Ví dụ, trong lần ra mắt sách “Sự tích Chư Đang Ya” hồi cuối năm 2023, mô hình nhà rông đã được lựa chọn và gây ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc. Tại buổi ra mắt sách, em A Nhâm (học sinh lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Chư Đang Ya, xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đã bày tỏ sự thích thú khi được nhìn ngắm mô hình xếp sách nghệ thuật gần gũi với đời sống buôn làng. A Nhâm tâm sự: “Nội dung truyện hay lắm, em rất thích. Em mang truyện về cho các bạn cùng lớp đọc chung”.

Là Trưởng phòng Phục vụ bạn đọc của Thư viện tỉnh, chị Trần Thị Hường rất tâm huyết với việc biến những chồng sách lặng lẽ trên kệ trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có mô hình cần trên 100 cuốn sách là nên dáng nên hình, nhưng cũng có những “công trình” cần đến 500 cuốn. Chị cho biết: “Quan trọng là chọn sách sao cho phù hợp với chủ đề. Đối với những mô hình cần sự mềm mại thì phải chọn sách mỏng, bìa mềm; ngược lại thì chọn sách dày, bìa cứng. Nhiều khi phải làm đi làm lại cả chục lần mới ra được mô hình ưng ý, vừa đẹp vừa hài hòa, đảm bảo tỷ lệ”. Cũng theo chị Hường, nhân viên Thư viện tỉnh còn phải tự chế một số phụ kiện đi kèm để hoàn thiện mô hình như nòng súng, bánh xe…

Anh Nguyễn Thế Phiệt và chị Trần Thị Hường bên mô hình xe tăng vừa hoàn thiện nhân chủ điểm 30-4. Ảnh: L.N

Anh Nguyễn Thế Phiệt và chị Trần Thị Hường bên mô hình xe tăng vừa hoàn thiện nhân chủ điểm 30-4. Ảnh: L.N

Không đóng khung trong một kiểu mẫu nào, chị Hường và anh Phiệt còn liên tục cải tiến để tối ưu hóa các mô hình, trong đó chú trọng sự tinh gọn để có thể mang đi trưng bày ở nhiều địa phương, nhiều sự kiện khác nhau, bởi càng đồ sộ càng mất thời gian vận chuyển, sắp xếp. Họ cũng sẵn lòng hướng dẫn thư viện các huyện, thị xã, thư viện trường học thực hiện một số mô hình độc đáo để “lôi kéo” bạn đọc. Em Bùi Phạm Thu Uyên (lớp 6/7, Trường THCS Tôn Đức Thắng, TP. Pleiku) bày tỏ: “Trong các mô hình xếp sách nghệ thuật, em thích biểu tượng Khuê Văn Các hơn cả vì nó mang đậm ý nghĩa lịch sử, cho thấy sự công phu của các cô chú ở thư viện. Học sinh thích sự mới lạ nên sự sáng tạo này cũng gợi thêm nhiều hứng thú trong việc đọc sách”.

Trò chuyện với P.V, anh Phiệt kể về một số sự cố khi tham gia xếp sách nghệ thuật như bị mưa gió bất ngờ xô đổ mô hình và làm ướt sách khi thực hiện sự kiện ngoài trời, chưa thu dọn kịp. Chưa kể, cũng có khi, có người còn bỡn cợt, kiểu như: “Không ai đọc sách hay sao mà mang sách ra chơi… đồ hàng?”. Thế nhưng, anh Phiệt và các nhân viên Thư viện tỉnh vẫn miệt mài, mê say với công việc của mình. Là bởi, chỉ cần bạn đọc quan tâm 1-2 cuốn sách trưng bày trong mô hình là xem như đã thành công. Nhất là khi trong cuộc “cạnh tranh” với các kênh giải trí khác, sách đôi khi chưa phải là lựa chọn hàng đầu.

Tâm đắc với các mô hình trên, Giám đốc Thư viện tỉnh Nguyễn Thị Thủy cho biết, bà động viên các viên chức của mình viết sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở, khuyến khích tinh thần sáng tạo, lan tỏa văn hóa đọc, nhất là trong giới trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.