Ngắm khung cảnh Việt Nam trong 100 bức ảnh đẹp nhất thế giới chụp từ trên cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nhiếp ảnh gia Việt Nam đã đưa phong cảnh trong nước góp mặt vào danh sách 100 bức ảnh đẹp nhất ở hạng mục ảnh chụp từ trên cao của giải thưởng uy tín quốc tế.

35AWARDS là giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế lớn được thành lập vào năm 2015 bởi những người sáng tạo ra cộng đồng nhiếp ảnh chuyên nghiệp 35photo.pro. Giải thưởng đầu tiên có sự tham gia của 36.000 người đến từ 110 quốc gia còn năm nay có hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi.

Giải thưởng đặc biệt chú trọng đến hệ thống bình chọn ba giai đoạn, trong đó các tiêu chí lựa chọn được thắt chặt ở từng giai đoạn. Nhờ hệ thống này, ban tổ chức có thể xử lý một số lượng lớn các tác phẩm đã gửi và quá trình bình chọn ngày càng khách quan hơn.

Mục tiêu của giải thưởng bao gồm việc tìm ra 100 tác phẩm hay nhất của năm ở nhiều hạng mục khác nhau. Các hạng mục của giải thưởng bao gồm: Ảnh chụp từ trên cao, ảnh trắng đen, ảnh phong cảnh, ảnh trẻ em, ảnh chụp bằng điện thoại, ảnh thế giới hoang dã…

Đặc biệt, trong hạng mục ảnh chụp từ trên cao có các nhiếp ảnh gia Việt Nam góp mặt. Dưới đây là các bức ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Minh Tú và Bùi Văn Hải trong top 100 ảnh đẹp nhất của hạng mục ảnh từ trên cao của giải thưởng 35AWARDS 2024.

Trên cánh đồng cỏ năng. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Trên cánh đồng cỏ năng. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Cánh đồng cỏ năng nằm bên cạnh đường Võ Chí Công (đường 129) nối từ Hội An vào sân bay Chu Lai thuộc thôn phước An, xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đây là cánh đồng năng nằm sát bên sông Trường Giang, nơi thu hút đông đảo nhiếp ảnh gia Việt Nam và quốc tế về sáng tác ảnh vì khung cảnh thanh bình, tuyệt đẹp. Được biết, bức ảnh cánh đồng năng đã được chọn để in sách và triển lãm sau giải thưởng.

"Tôi chụp bức hình này vào một buổi chiều cuối tháng 6.2023. Màu cỏ năng xanh mướt bạt ngàn cùng những đường sóng uốn lượn gây ấn tượng mạnh mẽ. Nhưng đẹp nhất vẫn là chiếc quang gánh, con trâu hay nón lá được xếp đặt một cách tinh tế để gợi nên hình ảnh thân thuộc về làng quê Việt Nam thân thương. Tôi cảm thấy rất vui và vinh dự vì góp một phần nhỏ đưa những hình ảnh đẹp của quê hương mình đến với bạn bè quốc tế", anh Hải cho hay.

Trái tim của biển. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Trái tim của biển. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Từ giữa tháng 4 trở đi là mùa cá cơm Hòn Yến, Phú Yên. Những mẻ lưới tung ra tạo nên những hình dạng nên thơ, như chiếc lá, trái tim...

Mùa lưới vây Hòn Yến bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, đó cũng là lúc mùa cá cơm bắt đầu. Cá cơm có thân nhỏ bằng que tăm, màu trắng trong suốt, chính là đặc sản của vùng biển. Điểm đặc trưng của nghề đánh bắt cá ở Hòn Yến là người dân thường phải dùng những chiếc lưới có mắt nhỏ mới bắt được cá cơm. Khi phát hiện luồng cá cơm ở độ sâu khoảng 30 - 40m, ngư dân bắt đầu thả lưới, cho thuyền chạy thành vòng tròn để vây cá lại, kỹ thuật này được người dân gọi là đánh lưới vây. Lưới khi được thả hết hết xuống biển sẽ có kích thước khổng lồ, mỗi lúc thuyền kéo lên, những chiếc lưới lại tạo thành những hình dáng khác nhau, vô cùng kỳ thú.

Chiều trên cánh đồng cừu. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Chiều trên cánh đồng cừu. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Bức ảnh chụp cô gái người Chăm lùa đàn cừu về nhà trong hoàng hôn rực rỡ. Khung cảnh đem lại cho người xem cảm giác như ở một vùng đất xa xôi nào đó, không phải ở Việt Nam nhưng chính là Ninh Thuận. Ninh Thuận là nơi có tổng đàn cừu lớn nhất nước, với khoảng 160.000 con, được người dân chăn thả tại các khu vực gò đồi ở các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam và Thuận Bắc. Trong đó, khu vực đồng cỏ Đồng Dày, xã Phước Trung, H.Bác Ái được ví như đại bản doanh chăn nuôi cừu của tỉnh Ninh Thuận.

Bình minh suối Tía. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Bình minh suối Tía. Ảnh: NGUYỄN MINH TÚ

Suối Tía được ví như "cõi thiên thai" của Đà Lạt, ít được du khách biết đến bởi nằm ở đầu nguồn hồ Tuyền Lâm, khó khăn trong di chuyển.

Suối Tía cuốn hút du khách với rừng cây ngập nước trong làn sương sớm đầu ngày. Rừng chò ngập nước tại nhánh hồ này là điểm sáng tác "cực phẩm" của nhiều nhiếp ảnh gia. Thu hay đông về, những hàng chò rụng sạch lá, trơ trọi những nhánh cây khô màu trắng ngà, nhìn từ trên cao tựa như những cây tuyết trắng thơ mộng.

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...