Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Dự lễ có các ông, bà: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đoàn Minh Dưỡng-Phó Tổng biên tập Báo Gia Lai; Khổng Thị Hoan-Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh; Nguyễn Tấn Thành-Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh; lãnh đạo phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện Ia Pa, Krông Pa và thị xã Ayun Pa. Về phía huyện Phú Thiện có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện cùng đông đảo người dân, du khách tới tham dự.

Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang. Toàn bộ nghi lễ được Ban tổ chức livestream trực tiếp qua màn hình lớn giúp người dân và du khách có thể theo dõi từ xa. Năm nay, nghi thức cúng cầu mưa được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa. Nghi thức cúng do ông Siu Phơ (phụ tá đời Vua Lửa thứ 14) thực hiện nhằm cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Song song với lễ cúng cầu mưa là Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số với nhiều nội dung: diễn tấu cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng và các môn thi đấu thể thao đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo…

Du khách tham quan, mua sắm tại các gian hàng của phiên chợ nông sản. Ảnh: Vũ Chi

Du khách tham quan, mua sắm tại các gian hàng của phiên chợ nông sản. Ảnh: Vũ Chi

Đến với lễ hội, du khách có dịp tham quan, mua sắm tại Phiên chợ nông sản với 23 gian hàng của các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn huyện. Tại đây trưng bày các sản phẩm OCOP, nông sản đặc trưng của huyện như Gạo Phú Thiện, chả cá thác lác, yến sào, sữa chua nếp cẩm, hoa quả sấy khô, rau, củ, quả các loại…

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Trưởng ban tổ chức-cho biết: Hàng năm, cứ đến dịp lễ 30-4 và 1-5, huyện Phú Thiện lại tổ chức Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn. Ngoài các hoạt động chính được tổ chức tại khu Di tích Plei Ơi, du khách có thể tham gia tua du lịch kết nối tại các địa phương trong huyện như hồ Ayun Hạ, chùa Quang Sơn (xã Ayun Hạ), làng Plei Rbai (xã Ia Piar) và nhà rông xã Ia Yeng. Du khách cũng có dịp tham quan, mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương được trưng bày tại 23 gian hàng trong khuôn viên khu Di tích. Đặc biệt, giải việt dã Marathon Yang Pơtao Apui-Theo bước chân Vua Lửa được tổ chức ngày 1-5 tại khu Di tích hứa hẹn sẽ mang đến những cuộc tranh tài gay cấn, hấp dẫn.

“Lễ hội là dịp để địa phương quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ, đặc biệt là lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui-di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, lễ hội văn hóa cồng chiêng của các dân tộc, các môn thi đấu thể thao, các trò chơi dân gian; đồng thời giới thiệu các danh lam thắng cảnh, nông sản đặc trưng của địa phương tới du khách gần xa. Có lẽ không gian Lễ hội cầu mưa của huyện chưa sánh vai và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách như các địa điểm du lịch nổi tiếng khác nhưng tôi tin rằng, quý khách sẽ rất ấn tượng với bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số có trong chương trình này”-Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ hội:

Ông Siu Phơ dẫn đầu đoàn nghi lễ lên núi thần Chư Tao Yang thực hiện lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Vũ Chi

Ông Siu Phơ dẫn đầu đoàn nghi lễ lên núi thần Chư Tao Yang thực hiện lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Vũ Chi

Con heo đen làm lễ vật cúng được làm thịt ngay trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang. Ảnh: Vũ Chi

Con heo đen làm lễ vật cúng được làm thịt ngay trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang. Ảnh: Vũ Chi

Ông Siu Phơ (ngồi) và ông Rah Lan Hieo (đứng) thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Vũ Chi

Ông Siu Phơ (ngồi) và ông Rah Lan Hieo (đứng) thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Vũ Chi

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt thưởng thức rượu ghè cùng các phụ tá Vua Lửa sau nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Vũ Chi

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt thưởng thức rượu ghè cùng các phụ tá Vua Lửa sau nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Vũ Chi

Trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội. Ảnh: Vũ Chi

Trình diễn cồng chiêng tại Ngày hội. Ảnh: Vũ Chi

Du khách chiêm ngưỡng các nghệ nhân dệt thổ cẩm. Ảnh: Vũ Chi

Du khách chiêm ngưỡng các nghệ nhân dệt thổ cẩm. Ảnh: Vũ Chi

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.