70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khách tham quan triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Khách tham quan triển lãm. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN

Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Triển lãm trưng bày 70 tác phẩm tranh, tượng của 57 tác giả, là các họa sỹ, nhà điêu khắc trên cả nước. Các tác phẩm có đề tài về chiến tranh cách mạng, về Chiến thắng Điện Biên Phủ, về các sự kiện lịch sử, con người góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 như: "Ngày hội Chiến thắng Điện Biên" của tác giả Vũ Tiến, "Dân quân hỏa tuyến" của tác giả Đỗ Bá Quang, "Hào khí Điện Biên" của Nguyễn Xuân Thành, "Những chiến sỹ Điện Biên" của tác giả Vũ Đại Bình, "Trường ca Điện Biên Phủ" của tác giả Trần Thị Thanh Hòa, "Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ" của tác giả Lai Thành, "Bác Hồ đi chiến dịch" của tác giả Nguyễn Phú Cường...

Bên cạnh đó, triển lãm còn trưng bày những tác phẩm mỹ thuật về đất nước con người, những thành tựu đổi mới của dân tộc Việt Nam như: "Phút bình yên" của Trần Thái, "Gặp gỡ" của Nông Tiến Dũng, "Xuân về biên cương" của Nguyễn Nghĩa Dậu, "Đám cưới người Thái" của Cầm Thị Xuân, "Dệt thảm" của Lò An Quang, "Nhà sàn Tây Bắc" của Lê Dương...

Theo Ban tổ chức, đây đều là những tác phẩm có giá trị về lịch sử, có chất lượng nghệ thuật cao, có nội dung, ý nghĩa sâu sắc, được tập hợp từ Bộ sưu tập của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam và một số tác phẩm của tác giả được Ban tổ chức mời tham gia.

Phát biểu khai mạc triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương khẳng định: 70 năm đã trôi qua, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn, là sự kiện trọng đại, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, góp phần quan trọng vào việc giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng cho tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện văn hóa nghệ thuật quan trọng, là hoạt động có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của ngành văn hóa. Đây cũng là dịp để công chúng yêu nghệ thuật ôn lại những bài học lịch sử giá trị của dân tộc; phát huy tinh thần yêu nước của các văn nghệ sỹ trong việc sáng tác nhiều tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng, đóng góp tài năng sáng tạo của mình trên mặt trận văn hóa, qua đó giáo dục thế hệ trẻ nâng cao hiểu biết và phát huy tinh thần yêu nước.

Chia sẻ tại triển lãm, họa sỹ Phạm Hoàng Văn cho biết, những trang sử vàng của dân tộc luôn là nguồn cảm hứng vô tận và anh đã sáng tác rất nhiều tác phẩm hội họa về đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta, mà đỉnh cao là Chiến thắng Điện Biên Phủ. "Tại triển lãm lần này, tôi tham gia góp mặt với tác phẩm tranh sơn mài 'Vượt núi băng ngàn', thể hiện vẻ đẹp của các chiến sỹ trên đường hành quân, đầy gian khổ nhưng cũng đầy tự hào và kiêu hãnh", họa sỹ Phạm Hoàng Văn chia sẻ.

Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ đón khách tham quan đến hết ngày 9/5/2024.

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

Tạ Chí Tào và tác phẩm mới dâng lên Bác Hồ

(GLO)- Nhà giáo Tạ Chí Tào (trú tại huyện Chư Sê) mang trọng bệnh đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ chịu ngừng nghỉ. Anh vẫn đều đặn sáng tác văn học, nghiên cứu lịch sử. Đến nay, anh đã có gần 10 đầu sách, chính xác là 9 tập đã phát hành, còn 1 cuốn nghiên cứu lịch sử đang có kế hoạch xuất bản.