Trái cây Gia Lai về miền xuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những ngày này, đi qua những con đường từ phố về làng, chúng ta dễ dàng bắt gặp những cây ăn quả như mít, bơ, vú sữa... thơm ngọt trĩu cành đã chín muồi đang  được các thương lái chở từng sọt về nơi tập kết.

Theo chân chị Tống Thị Nga (đường Cách Mạng Tháng Tám, TP. Pleiku) một người buôn trái cây lâu năm, chúng tôi được đến các nhà vườn đang đến độ thu hoạch. Vườn nhà anh Phan Hùng Cường (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Pah) có một vườn bơ thuộc loại ngon đang sai trĩu quả. Đưa tay hái ngay quả chín trên cây đưa cho chúng tôi thử anh vừa nói: “Bơ ở đây ngay khi ra trái nhỏ đã có người tới đặt mua cả cây. Vì trồng trong vườn nên chúng tôi cũng ít chăm sóc, thế nhưng quả vẫn chín đều, có vị ngon béo. Có lẽ vì là trái cây sạch, không có phun thuốc gì hết nên ai cũng muốn đến tận nhà vườn mua”.

 

Bơ là một sản vật của Gia Lai được người ngoài Bắc đặc biệt yêu thích. Ảnh: N.T
Bơ là một sản vật của Gia Lai được người ngoài Bắc đặc biệt yêu thích. Ảnh: N.T

Nhanh tay thu gom những trái đang chín hườm, chị Nga cho biết: “Đây là thời điểm trái cây bắt đầu chín nhiều, nhu cầu khách về trái cây chín ở Gia Lai cũng đông nên chúng tôi cũng nhanh chóng đi buôn trái cây kẻo hết. Bơ, mít, sầu riêng là những loại trái cây người ngoài Bắc rất thích vì nó có vị ngọt, béo đặc trưng chỉ có vùng Tây Nguyên mới có nên thu hút được nhiều khách hàng khó tính. Những loại trái cây này thường được chuyển ra các tỉnh phía Bắc. Vào mùa trái cây này, trung bình mỗi ngày tôi cũng chuyển ra ngoài Bắc được gần 100kg trái cây các loại. Dù giá cả có đắt đỏ đến đâu người tiêu dùng vẫn sẵn sàng mua vì chất lượng được tôi đảm bảo”.

Thông thường, những người buôn trái cây này thường thu gom trái cây về một địa điểm tập kết hàng, sau đó họ chia trái cây ra thành 3 loại, loại đặc biệt, loại ngon và loại thường. Vì vậy giá cả cũng theo thành 3 loại. Đối với bơ loại 1 có giá mua tại vườn từ 40-50.000 đồng/kg, bơ loại 2 khoảng 35.000 đồng/kg...; đối với mít khoảng 16-20.000 đồng/kg; vú sữa từ 15-20.000 đồng/kg... Những loại ngon sẽ được chuyển ra các tỉnh phía Bắc với giá khá cao. Khách hàng thường sành ăn và sẵn sàng trả giá cao cho các loại trái cây ngon có xuất xứ rõ ràng, uy tín,

Không riêng gì những người thu gom trực tiếp tại nhà vườn mà trên mạng internet, cũng là kênh thông tin để mọi người có thể nhìn được trước những mặt hàng trái cây trước khi đặt hàng. Và những mặt hàng đến từ Gia Lai vẫn thu hút được khách nhiều nhất. Anh Trần Đức đến từ Nam Định, anh thường xuyên vào Nam ra Bắc để buôn những loại trái cây đặc trưng của từng vùng miền. Trong đó anh vẫn ấn tượng nhất với bơ, sầu riêng và mít của Gia Lai. “Khách hàng thường sành ăn và sẵn sàng trả giá cao cho các loại trái cây ngon có xuất xứ rõ ràng, uy tín. Ba loại trái cây bơ, mít và sầu riêng tại Gia Lai thường được khách đặt nhiều. Sau khi chọn lựa trái cây, tôi đưa ra các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Một số mặt hàng ngon cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc...”.

Chị Phạm Thị Hương (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Cứ đến khoảng tháng 4 là tôi lại đặt hàng trái cây từ Gia Lai về cho gia đình, người thân. Bơ, sầu riêng, mít đều rất thơm, béo, ngon đảm bảo chất lượng nên tôi rất thích. Giá cả thường không quan trọng, quan trọng là chất lượng của trái cây tại Gia Lai là tôi tin tưởng”.

 

Thương lái đang thu gom mít để chuyển về các tỉnh khác. Ảnh: N.T
Thương lái đang thu gom mít để chuyển về các tỉnh khác. Ảnh: N.T

Tuy nhiên vì trái cây nhiều, đa dạng, để mua được đúng sản vật địa phương vừa mới hái cần phải có sự hiểu biết nhất định. Anh Phạm Văn Triển (thôn 6, xã Ia Blang, huyện Chư Sê) cho biết: “Bơ và sầu riêng là hai cây loại cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cho gia đình. Đến mùa, khách hàng trong và ngoài tỉnh đến đặt rất nhiều, một số tỉnh ở miền Trung như Hà Tĩnh cũng đến đặt hàng. Muốn có trái cây ngon và sạch, khách hàng cần đến những nhà vườn đặt mua hoặc qua thương lái uy tín. Đối với bơ thường là cơm dày, màu vàng, vỏ khi chín thường nhẵn bóng màu xanh hoặc đen. Đối với sầu riêng, ngoài việc ngửi mùi vị từ quả thì người mua có thể dựa vào gai, quả chín cây thường nhọn đầu gai, cuống còn xanh, mắt thưa...”

Dù nhiều địa phương cũng có những loại trái cây này với những thương hiệu gắn liền với vùng miền. Thế nhưng các loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ, mít, vú sữa… khi được trồng tại Gia Lai lại có hương vị riêng, thơm ngon đến lạ không những khiến người tiêu dùng tại địa phương yêu thích mà còn ở các tỉnh miền xuôi cũng ngược về tìm kiếm...

Ngọc Thu

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

Gia Lai có 8 doanh nghiệp tham gia Vietnam Foodexpo 2024

(GLO)- Nằm trong kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương Gia Lai) đã hỗ trợ 8 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2024 (Vietnam Foodexpo 2024).

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

Gia Lai: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Quyết định quy định mức nộp tiền khi được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

Việt Nam nhập khẩu 143.084 xe ô tô trong 10 tháng

(GLO)- Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2024, Việt Nam đã nhập khẩu 18.101 xe ô tô các loại, trị giá 374 triệu USD (tăng 88,3% về lượng và tăng 46,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.