Tổng thống Zelensky nêu điều kiện dự các cuộc đàm phán về Ukraine tại Istanbul

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trả lời báo giới, cố vấn Mykhailo Podolyak, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nêu rõ: "Tổng thống Zelensky sẽ không gặp bất kỳ đại diện nào khác của Nga tại Istanbul, ngoại trừ Tổng thống Putin".

neu-lan-ranh-do-dd.jpg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Nguồn: PAP/TTXVN

Ngày 13/5, cố vấn Mykhailo Podolyak, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết nhà lãnh đạo này sẽ chỉ tham dự các cuộc đàm phán về Ukraine nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có mặt.

Trả lời báo giới, ông Podolyak nêu rõ: "Tổng thống Zelensky sẽ không gặp bất kỳ đại diện nào khác của Nga tại Istanbul, ngoại trừ Tổng thống Putin."

Trong khi đó, phát biểu khi đang có chuyến thăm Copenhagen (Đan Mạch), Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Andriy Yermak nhấn mạnh rằng chuyến đi của ông Zelensky tới Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy Kiev đã sẵn sàng đàm phán.

Tuy nhiên, ông Yermak nhắc lại lập trường của Ukraine rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng phải diễn ra sau khi ngừng bắn.

Cùng ngày, phát biểu tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Johann Wadephul cho rằng "Ukraine đã sẵn sàng đàm phán vô điều kiện về lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa bình," do đó, ông kêu gọi Moskva thực hiện "bước đi quyết định" hướng tới hòa bình với Kiev bằng cách tham gia các cuộc đàm phán có thể có với Tổng thống Zelensky tại Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này.

Trước đó, ngày 11/5, Tổng thống Nga đã đề xuất các cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5.

Ông Putin cho biết thêm rằng trong quá trình thương lượng, không loại trừ khả năng hai bên có thể nhất trí một số giải pháp mới liên quan đến ngừng bắn, chấm dứt các hành động thù địch và một giải pháp mà cả Moskva và Kiev đều ủng hộ.

Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã ủng hộ cách tiếp cận của Tổng thống Nga nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao thực sự cho cuộc xung đột Ukraine.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng các cuộc đàm phán trực tiếp là cần thiết để xác định xem liệu có thể đạt được hòa bình hay không. Ông cho biết có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cùng Nga và Ukraine.

Cũng trong ngày 11/5, Trung Quốc và Brazil đã ra tuyên bố chung về cuộc xung đột Nga-Ukraine, hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Putin về việc bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình và phản ứng tích cực của Tổng thống Ukraine Zelensky.

Trung Quốc và Brazil cũng bày tỏ hy vọng rằng Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt; nhấn mạnh đây là cách duy nhất để chấm dứt xung đột.

Trong diễn biến cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp của các Bộ trưởng EU ở Vácsava (Ba Lan), Ủy viên phụ trách Năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) Dan Jorgensen cho biết khối này không có ý định khôi phục hoạt động nhập khẩu năng lượng từ Nga sau thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Ukraine và Nga.

Theo Minh Tâm (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null