Tổng thống Trump đổi thái độ với Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra nghi ngờ về thiện chí đàm phán của Nga và đe dọa cấm vận trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine tiếp tục căng thẳng.

Ngay trước tang lễ Giáo hoàng Francis ở Vatican ngày 26.4, Tổng thống Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên sau màn khẩu chiến căng thẳng hồi tháng 2 tại Nhà Trắng. Theo Reuters, cuộc gặp kéo dài chỉ khoảng 15 phút, diễn ra vào thời điểm then chốt trong quá trình đàm phán nhằm chấm dứt chiến sự giữa Ukraine và Nga.

Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky gặp nhau tại Vatican ngày 26.4
Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky gặp nhau tại Vatican ngày 26.4

Ông Trump nghi ngờ Nga

Sau cuộc gặp, Tổng thống Trump lần thứ hai công khai chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin về các vụ tấn công gần đây tại Ukraine. "Không có lý do gì để ông Putin phóng tên lửa vào các khu vực dân sự, thành thị trong vài ngày qua. Điều đó khiến tôi nghĩ rằng có thể ông ấy không muốn chấm dứt cuộc chiến", ông Trump viết trên nền tảng Truth Social khi đang trên đường về nước. Nhà lãnh đạo Mỹ bày tỏ hoài nghi về sự sẵn sàng đàm phán của Nga và gợi ý có thể phải đối phó với Moscow bằng cách khác, thông qua "lệnh cấm vận ngân hàng hoặc trừng phạt thứ cấp".

Việc Tổng thống Trump thay đổi thái độ đối với Nga diễn ra trong bối cảnh ông đẩy mạnh nỗ lực trung gian nhằm chấm dứt chiến sự và đe dọa rút khỏi đối thoại nếu không sớm đạt thỏa thuận. Theo AFP, Nhà Trắng gần đây đã thúc ép Ukraine chấp nhận đề xuất cuối cùng là công nhận Crimea thuộc về Nga để nhanh chóng kết thúc xung đột, điều mà Kyiv và các đồng minh châu Âu cương quyết phản đối.

Ông Trump được cho là đang đối diện hiện thực khó khăn khi các bên vẫn còn khác biệt lớn về việc bước vào bàn đàm phán. Sau khi đến Rome rạng sáng 26.4, ông Trump viết trên Truth Social rằng "đa số các điểm chính đã được thống nhất" và hối thúc lãnh đạo Nga và Ukraine gặp nhau để hoàn thành thỏa thuận.

Tổng thống Putin trong cuộc tiếp đón Đặc phái viên Steve Witkoff của Nhà Trắng ngay trước đó tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán "không điều kiện", nhưng không đề cập việc ngừng bắn trước. Giới quan sát nhận định với việc đang chiếm ưu thế quân sự, rõ ràng Nga không vội để nhượng bộ.

Ukraine tăng tốc ngoại giao

Trong khi đó, Tổng thống Zelensky đã tận dụng sự kiện tại Vatican để vận động châu Âu phản đối đề xuất chấm dứt xung đột có lợi cho Nga. Ngoài Tổng thống Trump, ông Zelensky đã gặp Thủ tướng Anh Keir Starmer, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nhằm củng cố lập trường yêu cầu ngừng bắn vô điều kiện trước đàm phán.

Lãnh đạo Anh và Pháp cũng tham gia các cuộc trao đổi ngắn sau đó với ông Trump và ông Zelensky và bày tỏ thái độ tích cực về tiến trình đàm phán.

Theo tờ The Washington Post, các nhà lãnh đạo châu Âu đang gấp rút xây dựng một phương án thay thế đề xuất của Mỹ, nhấn mạnh vai trò của ngừng bắn và chủ quyền lãnh thổ Ukraine như là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ giải pháp hòa bình bền vững nào. Tuy nhiên, chưa rõ liệu Mỹ có sẵn sàng xem xét đề xuất này.

Trong khi đó, tuyên bố của Điện Kremlin sau chuyến thăm của ông Witkoff cho thấy Nga chưa sẵn sàng chấp nhận ngừng bắn hoàn toàn trước đàm phán, trở ngại lớn khó có thể vượt qua. Sau bài viết của Tổng thống Trump hôm qua, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Lindsey Graham cho biết lưỡng đảng chuẩn bị xúc tiến dự luật cấm vận thương mại các nước mua dầu khí và các sản phẩm khác của Nga nếu nước này không chấp nhận thỏa thuận hòa bình công bằng và lâu dài.

Nga xác nhận Triều Tiên tham chiến

Trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin tối 26.4, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov tuyên bố "các binh sĩ CHDCND Triều Tiên đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng tỉnh Kursk" của Nga, nơi lực lượng Ukraine đưa quân sang vào tháng 8.2024.

Đây là lần đầu tiên Nga xác nhận binh sĩ Triều Tiên tham gia chiến dịch chống Ukraine. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm qua giải thích rằng phía Triều Tiên tham gia chiến dịch tại Kursk theo hiệp định đối tác chiến lược toàn diện mà hai nước ký hồi tháng 6.2024, theo TASS. Bình Nhưỡng vẫn chưa lên tiếng về thông tin trên.

Ukraine và các đồng minh lâu nay cho rằng Triều Tiên đã đưa quân đến hỗ trợ Nga nhưng hai nước này không xác nhận hay bác bỏ. Về tình hình chiến trường, quân đội Ukraine và website theo dõi chiến sự DeepState đều bác bỏ thông tin Kyiv đã bị đẩy lùi hoàn toàn khỏi Kursk, dù thừa nhận tình hình khó khăn.

Theo Vi Trân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

null