Tổng Lãnh sự Hà Lan thăm và làm việc với phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Chiều 24-2, ông Daniel Coenraad Stork-Tổng Lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại TP. Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc với phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai.
Tổng Lãnh sự Hà Lan thăm và làm việc với phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai ảnh 1

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Sang

Tại buổi làm việc, Tiến sĩ Trần Cao Bảo-Phó Giám đốc phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai giới thiệu tổng quan về nhà trường và cung cấp một số thông tin trong công tác giảng dạy, đào tạo sinh viên những năm qua. Đồng thời, đề xuất Tổng Lãnh sự quán Hà Lan hỗ trợ trong việc kết nối và thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục của Hà Lan trong các lĩnh vực như: nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên và trao đổi giảng viên; thảo luận phương hướng phát triển hợp tác trong thời gian tới.

Tổng Lãnh sự Daniel Coenraad Stork gửi lời cảm ơn về sự đón tiếp ấm áp của nhà trường và sẽ tích cực ủng hộ trong việc nâng cao hoạt động nghiên cứu, giảng dạy. Ông Daniel Coenraad Stork thông tin, Hà Lan là quốc gia đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu nông sản. Hiện Hà Lan không chỉ là thị trường xuất khẩu EU lớn nhất của Việt Nam mà còn là nhà đầu tư số một của EU tại Việt Nam. Hiện đã có một số doanh nghiệp của Hà Lan đầu tư vào tỉnh Gia Lai trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là cơ hội, hướng hợp tác tạo điều kiện giúp sinh viên của phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai phát triển tốt hơn về kỹ năng, tay nghề và mở ra cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng về triển vọng hợp tác giáo dục giữa Hà Lan và Việt Nam trong thời gian tới.

Tổng Lãnh sự Hà Lan thăm và làm việc với phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai ảnh 2

Đoàn công tác của Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan có buổi giao lưu với sinh viên nhà trường. Ảnh: Ngọc Sang

Dịp này, đoàn công tác của Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan có buổi giao lưu với sinh viên nhà trường về chủ đề “Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Hà Lan và phát triển nông nghiệp bền vững” nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan.

Có thể bạn quan tâm

“Lớp tiếng Anh hạnh phúc”

“Lớp tiếng Anh hạnh phúc”

(GLO)- Nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, Trung tâm Ngoại ngữ Lalisa và Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh phối hợp thực hiện Dự án “Lớp tiếng Anh hạnh phúc”. Mỗi tuần 2 buổi, 8 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt được học miễn phí và tham gia hoạt động trải nghiệm, tiếp cận phương pháp học tập hấp dẫn.

Trường Tiểu học Lê Văn Tám sai phạm trong thu chi tiền vận động xã hội hóa

Trường Tiểu học Lê Văn Tám sai phạm trong thu chi tiền vận động xã hội hóa

(GLO)- Trong 3 năm học vừa qua, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) do ông Phạm Văn Bình làm Hiệu trưởng có nhiều sai phạm trong việc sử dụng nguồn thu, chi xã hội hóa, quỹ hội cha mẹ học sinh (CMHS) và các nguồn tài trợ khác với số tiền hơn 140 triệu đồng, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

Nữ sinh lớp 10 của Gia Lai đạt học sinh giỏi quốc gia

Nữ sinh lớp 10 của Gia Lai đạt học sinh giỏi quốc gia

(GLO)- Với 13/20 điểm, em Lương Kiều Xuân-Lớp 10C1, Trường THPT chuyên Hùng Vương (tỉnh Gia Lai) vừa đạt giải ba môn Ngữ văn tại kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022-2023. Đáng chú ý, Xuân là học sinh lớp 10 duy nhất góp mặt trong đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của tỉnh và mang về vinh quang.

Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Tổng kết 10 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 134-KH/TU về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hótrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Chuyện dạy học ở Ia Kha

Chuyện dạy học ở Ia Kha

(GLO)- Năm học 1981-1982, tôi được chuyển từ xã B14 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai ngày nay) về Trường Phổ thông cơ sở thị trấn huyện Chư Păh (nay là thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Khác với hệ thống giáo dục bây giờ, ngày ấy, nhà trường kiêm luôn cả 3 cấp học: mầm non, cấp I và cấp II. Toàn trường có gần 20 cán bộ, giáo viên.
Về làng với học sinh

Về làng với học sinh

(GLO)- Tôi dạy học ở địa bàn còn nhiều khó khăn nên nhiệm vụ duy trì sĩ số học sinh được đặt lên hàng đầu. Học sinh nghỉ học 1-2 buổi không phép là giáo viên chủ nhiệm đã gọi điện cho phụ huynh hoặc hỏi bạn ở gần nhà để biết lý do. Nếu muốn nắm tường tận, cụ thể hơn thì dành thời gian đến nhà học sinh.