Tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 1-10, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015-2020.

 Tại điểm cầu Gia Lai, đại diện lãnh đạo MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh và các Hội, đoàn thể tham gia hội nghị. Ảnh: Sơn Ca
Tại điểm cầu Gia Lai, đại diện lãnh đạo MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh và các Hội, đoàn thể tham gia hội nghị. Ảnh: Sơn Ca

Theo đó, trong giai đoạn 2015-2020, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội đã tiếp tục phối hợp triển khai ngày càng hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay, các chương trình tín dụng và khối lượng tín dụng thực hiện ngày càng tăng. Thông qua hoạt động ủy thác đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội một các toàn diện. Tổng dư nợ thực hiện qua phương thức ủy thác chiếm tới 99,56% tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (đạt 220.545 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,8%. Tổng doanh số cho vay ủy thác trong giai đoạn này đạt tới 334.061 tỷ đồng, chiếm tới 98,8% doanh số cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Đáng ghi nhận hơn hết, chất lượng tín dụng ủy thác được đảm bảo, tỷ lệ thu lãi, thu hồi nợ đến hạn tăng dần qua từng năm, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 0,25%/tổng dư nợ.

Tại Gia Lai, trong giai đoạn 2015-2020, doanh số cho vay thông qua phương thức ủy thác đạt 8.082 tỷ đồng với gần 280 ngàn lượt hộ vay. Tổng dư nợ ủy thác đến hết tháng 8-2020 đạt 4.862 tỷ đồng, chiếm tới 99,94% tổng dư nợ, với gần 141 ngàn hộ dư nợ. Song song với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng hoạt động ủy thác được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,13%/tổng dư nợ.

SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

Chính sách tín dụng ưu đãi: Động lực phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, Gia Lai đã triển khai có hiệu quả Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

Phát huy hiệu quả các gói ưu đãi, hỗ trợ

(GLO)- Những công điện, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ gần đây về triển khai nhiệm vụ điều hành, thúc đẩy chính sách tiền tệ năm 2024 đều nhấn mạnh tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.