Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn làm ăn ra sao dưới thời ông Chu Tiến Dũng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn dưới thời ông Chu Tiến Dũng có kết quả kinh doanh không quá nổi bật, sau 7 năm doanh thu thuần chỉ tăng vỏn vẹn 6%, lãi trước thuế tăng 15%.



Khởi tố, bắt giam nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn

Ngày 3/11, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV (viết tắt CNS).

Cùng với đó, cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Chu Tiến Dũng - nguyên Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn và ông Đỗ Văn Ngà - kế toán trưởng, kiêm trưởng phòng Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn.

Trước đó, năm 2019, cơ quan điều tra Bộ Công an đã yêu cầu Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc điều tra xác minh các dấu hiệu sai phạm, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp này.

Bộ Công an tập trung điều tra hoạt động thoái vốn của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn tại công ty cổ phần điện tử Sài Gòn - Sagel và công ty cổ phần TIE, việc chuyển nhượng đất có dấu hiệu trái pháp luật thông qua việc góp vốn kinh doanh ngoài ngành với công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoa Mai.

 

Ông Chu Tiến Dũng - nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV (CNS) vừa bị bắt tạm giam. Ảnh: ST
Ông Chu Tiến Dũng - nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV (CNS) vừa bị bắt tạm giam. Ảnh: ST


Được biết, Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn hiện tại là ông Chu Tiến Dũng được bổ nhiệm từ năm 2014. Và tất cả các giao dịch thoái vốn, bán tài sản hàng nghìn tỷ đồng nêu trên chỉ diễn ra trong vài năm ông Dũng quản lý.

Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn dưới thời ông Chu Tiến Dũng

Vậy tình hình tài chính của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn như thế nào dưới thời ông Chu Tiến Dũng? Trong bài viết này Dân Việt chỉ đề cập đến tình hình tài chính của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn, đơn vị 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM.

Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn có vốn điều lệ: 2.250 tỷ đồng; với 17 đơn vị thành viên, 4 nhà máy và 1 trung tâm trực thuộc, hơn 5.000 công nhân viên chức. Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực: Chế biến tinh lương thực - thực phẩm; cơ khí - chế tạo máy; điện tử - bán dẫn, công nghệ thông tin...

Theo giới thiệu, giai đoạn 2010 – 2014 là giai đoạn mang tính bước ngoặc lịch sử của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn, là quá trình ổn định và phát triển sản xuất kinh kinh doanh theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

Tính đến cuối năm 2014, Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn đạt 4.140 tỷ đồng doanh thu thuần, hơn 113 tỷ đồng doanh thu hoạt động tài chính (chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay) và 267 tỷ đồng lãi trước thuế. Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ chiếm 8% doanh thu thuần.

Ngày 29/12/2014, ông Chu Tiến Dũng được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn. Trước khi về Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn để giữ chức phó Tổng giám đốc ông Dũng là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung.

Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn dưới thời ông Chu Tiến Dũng có kết quả kinh doanh không quá nổi bật, sau 7 năm doanh thu thuần chỉ tăng vỏn vẹn 6%, lãi trước thuế tăng 15%. Trong khi đó, doanh nghiệp "tiết chế" được khoản chi phí bán hàng, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp lại phình to.

 

Nguồn: Báo cáo tài chính CNS
Nguồn: Báo cáo tài chính CNS


Một điểm đáng chú ý trong bức tranh tài chính của CNS ở giai đoạn 2014 - 2020 chính là việc, dù sở hữu nhiều công ty con nhưng cổ tức và lợi nhuận được chia lại sụt giảm nghiêm trọng qua các thời kỳ.

Cụ thể, năm 2015, doanh thu hoạt động tài chính CNS đạt 62 tỷ đồng, trong đó cổ tức và lợi nhuận được chia chiếm 30% với 20 tỷ đồng. Năm 2016, nhờ ghi nhận lãi bán từ các khoản đầu tư 132 tỷ đồng, đẩy doanh thu tài chính của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn lên gần 196 tỷ đồng, song khoản cổ tức nhận được của doanh nghiệp vẫn ở mức cao với 27 tỷ đồng.

Một năm sau đó, cổ tức nhận được còn 1,5 tỷ đồng (năm 2017), lên 5 tỷ đồng năm 2018; 1,7 tỷ đồng năm 2019 và 6 tỷ đồng năm 2020. Tương ứng, doanh thu hoạt động tài chính giai đoạn này cũng sụt giảm nghiêm trọng.

 

Nguồn: Báo cáo tài chính CNS
Nguồn: Báo cáo tài chính CNS


Điểm nhấn của ông Chu Tiến Dũng trong giai đoạn nắm quyền tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV chính là thoái vốn, bán tài sản tại các công ty con như năm 2017, Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn đã bán toàn bộ 51% cổ phần của doanh nghiệp mình trong công ty cổ phần điện tử Sài Gòn – Sagel với giá gần 21 tỷ đồng. Trong khi Sagel sở hữu lô đất 119 Phổ Quang rộng hơn 1,5ha ngay trung tâm quận Phú Nhuận gần với sân bay Tân Sơn Nhất. Lô đất này được ước tính trị giá hơn 3.000 tỷ đồng tại thời điểm 2017.

Ngoài ra, còn có hai lô đất vàng khác là 181 Điện Biên Phủ (Quận 1, TP.HCM) và 200 Võ Văn Tần (Quận 3, TP.HCM) được Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn sử dụng để góp vốn cho công ty TNHH thương mại dịch vụ Hoa Mai.

Hay trước đó từ năm 2013 - 2015 công ty CP TIE tiến hành thoái vốn hoặc chuyển nhượng cổ phần tại các liên doanh. Đây cũng là thời điểm các lô đất vàng do TIE sở hữu lần lượt ra đi.

Đến cuối năm 2018, các hoạt động thoái vốn của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn bị phát hiện. Tháng 1/2019, UBND TP.HCM đã quyết định tạm ngừng giao dịch, chuyển nhượng đối với một số lô đất có nguồn gốc là tài sản của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn do thoái vốn...

Trong cùng giai đoạn nói trên, nợ phải trả Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn lên cao nhất vào năm 2015 với 2.397 tỷ đồng. Trong đó nợ vay tài chính hơn 600 tỷ đồng, chiếm 25% tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, những năm sau đó, danh mục nợ phải trả giảm về quanh quẩn mức 1.500 tỷ đồng, nợ vay chiếm dưới 20%.

Danh mục tiền của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn cũng nằm ở mức cao, tính đến cuối năm 2020, chiếm 25% tổng tài sản Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV.

 

https://danviet.vn/tong-cong-ty-cong-nghiep-sai-gon-lam-an-ra-sao-duoi-thoi-ong-chu-tien-dung-20211104065947755.htm

Theo Quang Dân (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này