Tình thương yêu thì có bao giờ mất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có biết bao nhiêu nhà khoa học, xã hội học tìm định nghĩa về gia đình và văn hóa gia đình. Nhưng, dễ hiểu và gần gũi hơn, là câu nói của cụ Phan Bội Châu “Nước là một cái nhà lớn, nhà là cái nước nhỏ”. Việt Nam mình - tình yêu thương là của báu văn hóa gia đình.
 

ĐÃ ĐI QUÁ XA - CUỐNG QUÝT… VỀ NHÀ

Đã nhiều năm, con người rời xa gia đình đủ kiểu, nhân loại gần như đang mê tự do cá nhân đến mức… bất chấp. Ở nước ngoài, con 18 tuổi “tự nhiên“ không muốn ở chung cha mẹ nữa mà thuê nhà ở riêng. Các cô dâu Việt bây giờ lên chương trình kết bạn, hỏi, lấy nhau rồi em có phải làm dâu? Không sống chung với gia đình coi như điều kiện tiên quyết.

Trong phim Tây, thỉnh thoảng có chuyện “thường thôi”: Con trai dẫn vợ con lần đầu về thăm cha mẹ. Họ lớn lên lấy nhau sinh con ở đâu đó, giờ mới có điều kiện dẫn về nhà.

Người Việt cũng bỏ nhà ra đi tìm kiếm cơ hội. Có cả bi kịch chết nơi xứ người. Nhiều làng quê chỉ còn ông bà già và trẻ nhỏ.

Các làng quê ngay ở nước Nhật, cũng có nhiều “căn nhà ma”. Là của cha mẹ già con cái đi xa, cha mẹ chết không ai ở.

Đại dịch COVID-19 ập đến làm con người vật lộn với kinh tế suy giảm, lối sống thay đổi và bây giờ đối mặt với sống - chết.

Gia đình trở nên thiêng liêng - hay là sống lại giá trị và nơi chốn ta tạm quên - nơi cứu sống đầy yêu thương khi hoạn nạn?

Các từ ngữ mới lạ xuất hiện: Lockdown, Social-distancing. Khóa máy, xa cách xã hội hay cách ly, hay giãn cách xã hội? Hiểu kiểu gì thì cũng là cơ hội đưa con người trở về với gia đình.

Đây là dịp để con người gần gũi chăm sóc, đoàn tụ - điều họ đã để mất trong nhiều năm. Thay đổi lối sống cũng nhanh: Stay home, stay calm - ở nhà - tĩnh lặng êm đềm -  slogan mới của Singapore. Làm việc từ xa, mua sắm bền vững. Mốt cũng thay đổi - đơn giản và bền vững.

Trên Youtube của MC người Việt ở Mỹ nhắc lời mẹ dạy ăn uống kiểu Việt: Mời ăn trông nồi ngồi trông hướng, không xới quá đầy, đưa bằng hai tay, không bỏ chân lên ghế, trở đầu đũa gắp thức ăn, không mút đũa rồi moi tô canh…

Nhưng trong gian nan, gia đình tụ họp - cũng có nhiều phát sinh mâu thuẫn: Các vụ bạo hành cũng tăng. Đời sống khó khăn. 90% người Việt chịu ảnh hưởng thu nhập sau đại dịch, nạn thất nghiệp tăng, các doanh nghiệp phá sản hoặc sa thải công nhân…

Theo thống kê cảnh báo của Liên Hợp Quốc (CNN đưa): Đại dịch COVID-19 tàn phá sức khỏe tâm thần toàn thế giới. 47% nhân viên y tế Canada yêu cầu hỗ trợ tâm lý. 50% nhân viên y tế Trung Quốc báo cáo bị trầm cảm. Hơn 60% nhân viên y tế Pakistan báo cáo đau khổ về tâm lý.

Khi giãn cách, ở nhà cũng gây nhiều nguy cơ. Tây Ban Nha và Ý: 77% trẻ em ở nhà rất khó tập trung sự chú ý, 38% căng thẳng, 31% em nói cô đơn. Tại Anh, 32% nói sức khỏe tồi tệ đi nhiều. Mỹ 45% gặp đau khổ trong đại dịch…


 

 Tranh: Lê Thiết Cương
Tranh: Lê Thiết Cương


“NƯỚC LÀ MỘT CÁI NHÀ LỚN. NHÀ LÀ CÁI NƯỚC NHỎ”

Có biết bao nhiêu nhà khoa học, xã hội học tìm định nghĩa về gia đình và văn hóa gia đình.

Theo từ điển tiếng Việt của Đào Duy Anh về văn hóa gia đình, “thói nhà, tập quán trong gia tộc”. Còn theo định nghĩa Xã hội học: Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực điều tiết quan hệ trong gia đình và gia đình với xã hội. Nó phản ánh bản chất hình thái gia đình đặc trưng cho cộng đồng, các tộc người phát triển trong những điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội.

Nhưng dễ hiểu, gần gũi hơn, là câu nói của cụ Phan Bội Châu “Nước là một cái nhà lớn, nhà là cái nước nhỏ”.

Có rất nhiều nghiên cứu về các vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại, thường tập trung vào các vấn đề sau đây: Rắc rối tiền bạc, choáng ngợp công nghệ, tình cảm vợ - chồng trở nên khó khăn, công việc ngốn nhiều thời gian, không đồng thuận và có sự khác biệt thế hệ.

Ảnh hưởng xã hội rất phức tạp, lối sống và quan điểm thực dụng cá nhân phát triển, chạy theo tiền bạc, phải phấn đấu quá sức, bộc lộ nhiều thói xấu đáng phê phán. Ứng xử xã hội kém. Tình người giảm sút, ruột thịt vẫn có thể xào xáo khi đụng đến quyền lợi.

“Nhà là cái nước nhỏ”. Nó phản chiếu những vấn đề xã hội. Văn hóa được biểu hiện trong các chuẩn mực và các giá trị.

“Nước” - Chính phủ và chế độ ta đã rất sớm coi trọng “nhà”: Kinh tế - xã hội phát triển, giao lưu quốc tế rộng rãi tạo giá trị văn hóa mới, mà tiêu biểu là bình đẳng giới và quyền lợi trẻ em. Việt Nam -  một trong những nước đầu tiên ký vào 2 công ước Liên Hợp Quốc về quyền phụ nữ và trẻ em. Quốc hội thông qua Công ước Quyền trẻ em (1990), Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (2004), Luật Hôn nhân - Gia đình, Ngày Gia đình Việt Nam 28.6, “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Đại hội Đảng XI đã đặt tầm quan trọng của việc xây  dựng gia đình Việt Nam. Có rất nhiều luật bảo vệ gia đình và trẻ em.

Xã hội Việt Nam đang công nghiệp hóa, gia đình truyền thống không chỉ là thuần nông, mà có gia đình công nhân, trí thức, doanh nhân… Văn hóa đa dạng sắc màu. Phát triển con người, nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, gia đình có vai trò lưu truyền giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. Hình thành hẳn chiến lược xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam.

Nhưng, sự yếu kém của nhiều địa phương trong lãnh đạo quản lý, tệ nạn tham nhũng… ảnh hưởng đến việc xây dựng những chuẩn mực đạo đức, con người. Sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội. Nó tất yếu ảnh hưởng đến văn hóa gia đình.

Ngay ở Mỹ - nước phát triển hàng đầu thế giới, nhà nghiên cứu xã hội đưa ra con số: Thời gian cùng xem truyền hình của gia đình gấp 3 lần thời gian nói chuyện với nhau. Một người cứ 4 phút lại kiểm tra điện thoại, và xử sự thô lỗ dễ hơn trên mạng xã hội.

Họ đặt ra câu hỏi: Tại sao người Nhật, Ý, Châu Âu… cũng phát triển điện thoại và công nghệ không kém mấy Mỹ, mà họ vẫn giữ được ứng xử khác Mỹ cả trong chính trị lẫn ứng xử xã hội. Câu trả lời đáng để Việt Nam suy nghĩ: “Vì họ phát triển truyền thông điện tử sau Mỹ”. Nghĩa là, khi phát triển hơn rồi, ai cũng sẽ như vậy thôi.

Vậy, xã hội ta khi phát triển hơn, có “tất yếu” đi đến chỗ như thế? Rồi cũng sẽ phát triển cá nhân, đi đây đó di chuyển nhiều, mối quan hệ xã hội rộng lớn nhưng ngắn ngủi, dễ xa lìa? Văn hóa truyền thống dân tộc có ý nghĩa và quyết định nữa không? Gìn giữ và phát triển thế nào?

Bao nhiêu câu hỏi đặt ra.

VIỆT NAM - TÌNH YÊU THƯƠNG LÀ CỦA BÁU VĂN HÓA GIA ĐÌNH

Tình yêu thương ấy sẽ không bao giờ mất, nếu chúng ta biết giá trị của nó để gìn giữ.

Sao dám nói vậy?

Khi mà đầy các nghiên cứu, luận án nói về các mâu thuẫn gia đình Việt Nam, về các báo động, sự tha hóa là có thật. Trên truyền thông có đầy các vụ án kiểu tranh chấp đất đai của nhà nọ đã làm cả xã hội đau lòng? Mấy ông anh bà chị kiện đứa em tật nguyền, chỉ vì cha mẹ thương em thiệt thòi đã cho em phần hơn; nay cha mẹ mất, anh chị kiện đòi “công bằng”….

Sao dám nói vậy?

Khi cuộc điều tra quốc gia mới nhất trên 6.000 phụ nữ năm 2019 về bạo lực gia đình: “Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người bị ít nhất một hình thức bạo lực gia đình”, trong số đó, ½ không dám kể với ai.

Trẻ em đã được chăm sóc tốt - nhưng cũng còn nhiều vấn đề. Lạm dụng tình dục, bị bóc lột sức lao động, nghèo đói ít học hành cũng vẫn là vấn đề phải quan tâm cứu giúp. Trong khi ở các đô thị lớn lại được “úm“ nuông chiều, chạy đua thành tích, béo phì ít vận động và nghiện ngập, nhiều em “bị cha mẹ định hướng dạy dỗ sai”.

Sao dám nói vậy?

Là vì qua thử thách - rõ nhất là đại dịch COVID-19 “đang làm thay đổi thế giới “, Việt Nam vừa qua vẫn bật lên sáng rõ phẩm chất dân tộc thông minh đoàn kết tạo được kỳ tích mà thế giới đánh giá chống dịch thành công. Có nhiều ví dụ, nhưng chỉ nói về góc tình yêu thương - cả nước ai cũng biết “hiện tượng” cây gạo ATM và vô số các cuộc cứu trợ chia sẻ tương thân tương ái.

Các doanh nghiệp đang vượt khó để khôi phục và phát triển kinh tế. Ngành Y tế đã trưởng thành không chỉ thái độ, trình độ khoa học mà cả tính nhân văn. Câu chuyện “Bệnh nhân người Anh” - bệnh nhân thứ 91 - đã làm rung động nhân loại, đem lại niềm tin yêu, dạy con người lòng tử tế và biết ơn sâu sắc.

Báo chí thế giới nghiên cứu “10 bài học cho tương lai sẽ được học từ chống đại dịch COVID-19” (đăng trên CNN) có những điểm quan trọng, Việt Nam cũng đạt được như sau: Những nguyên tắc cơ bản liên quan chống dịch. Sớm, rộng khắp, tìm dấu vết, quản trị phù hợp. Lòng tin của công chúng là tài sản quý báu nhất của Chính phủ. Người nghèo không thể vô hình….

Tình thương yêu thể hiện sâu sắc trong chăm sóc gia đình, kỹ lưỡng vệ sinh. Thương con xa nhà, thể hiện rõ nhất qua việc cha mẹ suy xét, có ý kiến quan trọng ngay thời gian đầu: Có cho con đến trường không. Rồi khi nguy hiểm thực sự, cha mẹ lại  “cùng giúp con học online” lần đầu tiên xảy ra trong đời.

Rồi thì chuyện con du học xa nhà giữa những ngày đại dịch COVID-19. Cha mẹ Việt lại lo cho con đang chống chọi một mình xa nhà. Có người phê phán: “Việc gì mà lo? Nó lớn rồi tung cánh ra thế giới, sao không để con tự lập, cứ úm con mãi sao?”.

Thôi thì bao nhiêu bài học kỹ năng sống được đem ra giảng giải. Nhưng mẹ Việt bảo rằng, họ không lạ các lý thuyết đó. Nói đầy trên truyền thông và các tập huấn. Nhưng đây là Việt Nam, xứ sở của “mẹ 100 lo cho con 80“.

Thì đúng, xứ sở của tình thương yêu không bao giờ mất, dù có bao nhiêu biến đổi, bao nhiêu công nghệ - nếu nó được xây đắp gìn giữ như của quý nhất của dân tộc - như truyền thống văn hóa đạo nghĩa của “nước”, của “nhà“, như phẩm cách quốc gia.

Đau thương gian khổ đã từng. Chính tình yêu nước, thương nhà làm chúng ta kiên cường hơn.

 

https://laodong.vn/van-hoa/tinh-thuong-yeu-thi-co-bao-gio-mat-828515.ldo

Theo Nguyễn Thị Ngọc Hải (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.