'Tín dụng đen' về bản: Dân lao đao, bán trâu đóng lãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có trường hợp cho vay với lãi 15.000 đồng/1 triệu mỗi ngày. Người dân chỉ biết bán gấp trâu bò đi để trả lãi
Tín dụng đen theo lô đề, cá độ về bản
Tôi tình cờ biết đến Nguyễn Trọng Hoàng (tên nhân vật được thay đổi), SN 1987, thành phố Vinh, Nghệ An qua một người anh em họ của Hoàng. Dù bây giờ đã rửa tay gác kiếm và mở một xưởng làm gỗ ở quê nhà, nhưng Hoàng cũng không bao giờ quên những tháng ngày tận tay vào nhà người dân dắt trâu siết lãi.
Hoàng kể lại, những ngày xưa đó cũng chỉ mới xảy ra cách đây vài tháng, từ trước Tết Âm lịch 2018. Cơ duyên khiến Hoàng rời bỏ con đường cho vay lãi cũng do chủ cửa hàng mà Hoàng làm cùng bị công an truy nã vì liên quan đến một vụ gây thương tích nên anh cũng được đà rút lui.
Lúc đầu Hoàng làm bảo kê cho một đường dây gái tay vịn, tiếp viên các quan karaoke ở Thanh Hóa, thu nhập không cao mà đánh nhau liên tục. Người thân giới thiệu, Hoàng theo chủ cửa hàng cầm đồ ở xã Tân Phong, huyện Cao Phong làm đàn em, sau một hai năm trở thành tay chân thân tín.
Hoàng cho biết, cầm đồ chỉ là nghề thu phụ của chủ. "Anh thử nghĩ xem cả cái làng này có gì đáng để cầm, vài cái xe máy cọc cạch, vài cái điện thoại tàu, tivi nhiều nhà còn không có. Chủ nó sống chính bằng ghi lô đề với cho vay lãi thôi".
Hoàng kể lại, chủ cửa hàng là tổng của các nhánh ghi lô, đề len lỏi theo từng ngóc ngách trong xã. Ngoài chơi lô đề, nhiều nhà khấm khá hơn còn cá độ bóng đá, chủ cửa hàng của Hoàng ôm hết. Chơi thua, chơi nợ, tất cả quy ra tiền nợ và phải chịu lãi rất cao.
Một nhóm xã hội đen xăm trổ đi đòi nợ (Ảnh minh họa)
Một nhóm xã hội đen xăm trổ đi đòi nợ (Ảnh minh họa)
"Không như thành phố, cạnh tranh nhiều nên lãi đen chỉ 3.000 - 4.000 đồng/triệu/ngày, cao lắm thì 7.000 đồng. Nhưng ở đây, bọn em lúc đó như thằng chột làm vua xứ mù, đã nghiện cờ bạc rồi thì chơi chắc chắn sẽ nợ, đã nợ thì nhẹ nhất cũng 10.000 đồng/triệu, không thì phải 15.000 đồng. Nói thật vay 10 triệu bạc lãi một tháng nhẹ cũng 3 triệu, trả lãi còn không xong nói gì đến trả gốc" - Hoàng cho biết.
Nhắm vào học sinh đua đòi
Hoàng kể lại, việc nhắm vào đối tượng chơi cờ bạc thua thì có thể cho vay món tiền to, nhưng rủi ro lớn. Ép quá làm quá họ báo công an mình tổ chức cờ bạc thì khá phiền toái. Khi đó, cửa hàng của Hoàng chuyển hướng nhắm vào học sinh đua đòi, đa phần là học sinh cấp 3.
"Từ ngày có cửa hàng Thế giới di động về đến xã, đứa nào chả thích mua cái điện thoại. Bố mẹ không cho thì đến các anh cho vay. Mà bọn em không cho vay nhiều, chỉ 5 triệu đến 10 triệu. Dễ lắm, lãi thì cao mà dọa trẻ con thì dễ. Chúng nó không có tiền đóng lãi thì xoay sở trộm cắp đủ thứ để có tiền trả. Không xoay được nữa thì bọn em kéo nhau vào nhà. Biết là dân nghèo nhưng 5 triệu 10 triệu kiểu gì cũng xoay được. Cho vay như thế an toàn hơn mà lợi nhuận chả kém" - Hoàng cho biết.
Trước thắc mắc về việc không có gia đình người dân nào báo công an, Hoàng nói thẳng: "Nguyên tắc bất thành văn của tín dụng đen là khi làm giấy tờ vay tiền không bao giờ ghi rõ số lãi. Nếu có kiện cáo thì cứ giấy trắng mực đen mà làm việc. Với cả công an chẳng lạ gì bọn em, chẳng qua họ không có bằng chứng thôi. Còn ông nào bà nào muốn làm căng, có thể dẹp được bọn em lúc đấy, nhưng bọn em là lũ xã hội đen, ai chẳng sợ bị trả thù".
Hoàng kể lại, có nhiều đứa học sinh cấp 3 đua đòi, cứ vay tiền rồi lại về nhà báo bố mẹ. Có nhà nghèo đến không vay ở đâu được nữa, cộng cả gốc cả lãi vào, nhóm của Hoàng vào tận nhà dắt con trâu đi để siết nợ.
Hoàng cho biết thêm, ở thành phố còn có trò bốc họ, mỗi bát họ sẽ bị chủ trừ đi 20%, chia thành đợt đóng tiền theo các gói 50 ngày, 100 ngày. Nhưng ở các miền quê xa xôi hẻo lánh thế này, dù có cho bốc họ cũng không kiếm đủ tiền hàng ngày để đóng. Nên tốt nhất cứ cho vay lãi.
Bỏ bản làng để trốn xã hội đen
Còn với Phạm Văn Huy (SN1993, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, Yên Bái), cả gia đình cậu cũng là nạn nhân của nạn tín dụng đen.
Huy còn nhớ ngày anh trai Huy là Phạm Văn Đoàn (SN 1991) bị tai nạn ở Hà Nội, gia đình không có nổi 2 triệu đồng để xuống với con. Bố Huy phải đi vay nóng 20 triệu đồng với lãi 10.000 đồng/triệu/ngày.
Một bức ảnh chụp Huy bên ngôi nhà của mình ở Yên Bái
Một bức ảnh chụp Huy bên ngôi nhà của mình ở Yên Bái
Chỗ tiền đó không đủ chữa trị bệnh tật, nhà Huy vay thêm 10 triệu đồng. Vậy mỗi tháng, nhà Huy phải trả 9 triệu đồng tiền lãi. Anh trai ốm, cả nhà chạy đôn chạy đáo không đủ tiền đóng lãi. Đóng được lãi thì không có tiền ăn. Huy cũng phải đi làm thuê dưới Hà Nội để gửi tiền về cho gia đình đóng lãi.
Đến ngày bần cùng, nợ 2 tháng tiền lãi, chủ nợ cho đàn em gần chục thằng vào tận nhà dắt bò đi chỉ để siết lãi. Rồi đến cái giường mà bố mẹ nằm, cái ti vi tậm tịt cũng bị siết đi. Nhà chẳng còn gì mà đống nợ vẫn còn nguyên. Gia đình còn không dám viết đơn cầu cứu công an vì sợ bị dọa đánh, dọa giết.
Cuối cùng cả nhà Huy gồm 5 người bỏ xứ đi Hà Nội làm thuê. Bố Huy làm phụ hồ, mẹ đi cùng làm cấp dưỡng cho đội thợ, Huy và em gái cũng đi làm thuê vài tháng một nghề. Còn anh trai sau đợt tai nạn tàn tật đang gửi nhờ nhà họ hàng. Căn nhà tồi tàn ở quê cũng chẳng thèm khóa cửa vì trong nhà chẳng còn gì đáng giá.
"Đến ngày giỗ ông giỗ bà, cả nhà em cũng chỉ biết làm mâm cơm ở Hà Nội mà hướng về, còn không dám về nhà thắp hương, thăm mồ mả ông bà" - Huy đau xót kể lại.
Minh Tuệ (Đất Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null