Tín dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi vay vốn chỉ để làm ăn, để thoát nghèo hay để khá giả hơn, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã tìm đến Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) như tìm một nguồn trợ giúp hữu hiệu và mang tính nhân văn.
Hiệu quả từ các chính sách tín dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Hiệu quả từ các chính sách tín dụng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ảnh minh họa)
Chúng ta đều biết, ở nhiều vùng nông thôn bây giờ, kể cả những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nạn “tín dụng đen” đang hoành hành bất chấp pháp luật. Khi người nghèo buộc phải vay tiền từ “tín dụng đen”, có nghĩa họ phải đi tới tận cùng của sự nghèo khổ và phá sản. Bởi không thể làm kinh tế kiểu gì đủ để trả tiền lãi cho “tín dụng đen”.
Ngân hàng CSXH là “thanh bảo kiếm” của Nhà nước nhằm chống lại nạn “tín dụng đen”, đẩy lùi sự bành trướng vô nhân đạo của loại tín dụng này và giúp bà con nghèo, nhất là đồng bào DTTS có cơ hội cụ thể, rõ ràng để vươn lên trong cuộc sống.
Theo Ngân hàng CSXH Việt Nam, đến nay, tính trên cả nước có hơn 1,4 triệu khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại ngân hàng, với tổng dư nợ 43.376 tỷ đồng (chiếm 24,4% tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH); dư nợ bình quân 1 hộ đồng bào DTTS đạt hơn 29 triệu đồng. Đó là một kết quả cụ thể, khi đồng tiền của Ngân hàng CSXH đã đến được với người nghèo thiếu vốn làm ăn. Nhưng nó mới là phần mở đầu, dù rất cốt lõi, cho phần sau cụ thể hơn, chắc chắn hơn, đó là việc vốn tín dụng này phát huy như thế nào trong hoạt động kinh tế của đồng bào DTTS và đưa đến những kết quả đáng khích lệ như thế nào trong việc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng nông thôn mới.
Nếu Ngân hàng CSXH không căn cơ, không tìm hiểu cụ thể và không có những dự án khả thi để cho vay vốn thì hiệu quả kinh tế từ đồng vốn vay sẽ rất khó đạt tới mức tích cực. Dĩ nhiên, việc đề ra những dự án cho đồng bào DTTS có hướng phát triển kinh tế, việc tìm đúng những hộ cần vốn và có đường hướng sử dụng vốn tích cực là không hề dễ dàng và chỉ riêng Ngân hàng CSXH thì khó thực hiện được. Đây là việc mà nói theo ngôn ngữ bây giờ là “cả hệ thống chính trị phải vào cuộc”, phải tìm bằng được những phương cách làm kinh tế hiệu quả cho đồng bào DTTS. Như thế, đồng vốn vay mới phát huy tác dụng và bà con vay vốn sẽ yên tâm vì khả năng hoàn trả vốn là thực tế. Ngân hàng không rơi vào “nợ xấu”, còn người vay vốn thì được hưởng lợi rõ ràng.
Với Gia Lai, vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp hơn 194 ngàn hộ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, trong đó có hơn 95 ngàn hộ thoát nghèo; thu hút và tạo việc làm cho 20.578 lao động (591 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp hơn 4.856 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng hơn 9.248 căn nhà cho hộ nghèo; xây dựng gần 29.446 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường. Đáng ghi nhận hơn hết, các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH tỉnh đã góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, nạn “tín dụng đen” ở nông thôn, nhất là ở vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa.
Những con số đã nói lên nhiều điều, nhưng những vùng cao, vùng sâu, vùng xa thay đổi nhờ tín dụng từ Ngân hàng CSXH, những tấm gương thoát nghèo hay làm giàu nhờ nguồn tín dụng trong sạch này mới là điều thuyết phục hơn cả.
Và còn một điều cần nói rõ nữa là chính những người nghèo một khi chăm chỉ lao động, mạnh mẽ muốn thoát nghèo thì họ sử dụng đồng vốn vay một cách rất có mục đích và thường là giữ chữ tín với ngân hàng khi có điều kiện hoàn vốn. Sự lành mạnh ấy từ những người vay vốn bảo đảm tính bền vững cho sự phát triển của Ngân hàng CSXH. 
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sửa đổi quy định mức chi hỗ trợ đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư

Gia Lai: Sửa đổi quy định mức chi hỗ trợ đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Gia Lai đã quyết nghị sửa đổi một số điểm, khoản của Điều 1, Nghị quyết số 88/2018/NQ-HĐND ngày 12-7-2018 quy định mức chi hỗ trợ đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Người mua vàng lỗ nặng

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (21/7), giá vàng nhẫn tròn trơn duy trì mức 77,1 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng SJC 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng liên tiếp biến động trong tuần vừa qua khiến người mua lỗ 1,2 triệu đồng/lượng.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

(GLO)- Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH), Ngân hàng CSXH tỉnh Gia Lai đã tranh thủ nguồn vốn trung ương kết hợp nguồn vốn địa phương để mở rộng quy mô cho vay.

Đức Cơ tích cực đôn đốc người dân nộp tiền sử dụng đất

Đức Cơ tích cực đôn đốc người dân nộp tiền sử dụng đất

(GLO)- Chi cục Thuế huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đang tích cực hướng dẫn, đôn đốc người dân nộp tiền sử dụng đất ghi nợ đúng hạn. Các trường hợp nộp tiền sử dụng đất quá thời hạn ghi nợ sẽ phải xác định lại giá đất tại thời điểm trả nợ theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
Thu sao cho đúng!

Thu sao cho đúng!

Luật Đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1-1-2025) bổ sung nhiều quy định mới nhằm huy động nguồn lực xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc, trong đó có quy định cho phép thu phí các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư.