Tìm ra loại thuốc mới rút ngắn thời gian điều trị bệnh lao kháng thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc mới, có tên gọi bedaquiline, giúp rút ngắn thời gian điều trị căn bệnh này từ gần hai năm xuống còn 9-11 tháng mà vẫn đem lại hiệu quả tương đương.
(Nguồn: STREAM)
(Nguồn: STREAM)
Những bệnh nhân mắc bệnh lao kháng thuốc (MDR-TB) cần tới 2 năm mới có thể điều trị dứt điểm.
Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã tìm ra loại thuốc mới, có tên gọi bedaquiline, giúp rút ngắn thời gian điều trị căn bệnh này từ gần hai năm xuống còn 9-11 tháng mà vẫn đem lại hiệu quả tương đương. Kết quả thử nghiệm lâm sàng này được đăng trên tạp chí Y khoa New England ngày 13/3.
Mỗi năm có gần 600.000 người mắc bệnh lao kháng thuốc, nguyên nhân khiến nhiều người tử vong hơn so với các loại bệnh truyền nhiễm khác trên thế giới.
Những người mắc bệnh lao thông thường chỉ cần uống bốn loại kháng sinh trong thời gian sáu tháng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chủng lao kháng thuốc, do đó cần tới hai năm mới điều trị dứt điểm. Hướng điều trị này đôi khi đi kèm với những tác dụng phụ nghiêm trọng do sử dụng kháng sinh.
Thử nghiệm lâm sàng mới được tiến hành với sự tham gia của gần 400 người bị nhiễm MDR-TB thể nặng tại các nước Việt Nam, Mông Cổ, Nam Phi và Ethiopia, nhằm so sánh tính hiệu quả của hai phác đồ điều trị kéo dài gần hai năm và ngắn hơn.
Kết quả cho thấy phác đồ điều trị lâu hơn có hiệu quả 80% thời gian, trong khi phác đồ ngắn hơn có hiệu quả 79% thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân có thể chỉ cần uống trung bình 14 viên thuốc/ngày trong giai đoạn 20 tuần đầu, sau đó 10 viên/ngày trong 20 tuần tiếp theo (cộng với đợt tiêm 5 lần/tuần trong 16-20 tuần), thay vì 20 viên/ngày trong hai năm.
Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nước chuyển phác đồ điều trị MDR-TB từ 12 tháng sang 9 tháng. Khi giảm được thời gian điều trị, bệnh nhân có khả năng sẽ tuân theo toàn bộ phác đồ điều trị, đặc biệt hữu ích đối với những nước kém phát triển có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.
Nguyễn Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.